BIỆN PHÁP GIẢM NỢ QUÁ HẠN TRUNG VÀ DÀI HẠN

Một phần của tài liệu BÀI tập NGHIỆP vụ NGÂN HÀNG THƯƠNG mại (Trang 71 - 72)

- Đối với khách hàng khi vay vốn, NH không nên xem tài sản thế chấp, tài sản cầm cố là chỗ dựa an toàn cho lượng tiền vay mà đây chỉ là cơ sở cho NH thu nợ khi khách hàng không còn khả năng trả nợ. NH phải đánh giá đúng tính khả

thi phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng. Vì một phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả là tài sản đảm bảo tiền vay có hiệu quả nhất.

- NH phải tạo được mối quan hệ với chính quyền địa phương nơi khách hàng vay cư trú để có thể sàn lọc tìm ra những khách hàng có uy tín. Đó là những khách hàng chăm chỉ làm ăn, vay trả sòng phẳng, sản xuất kinh doanh hợp pháp. - Cán bộ tín dụng là người đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nợ quá hạn tại NH. Cán bộ tín dụng là người trực tiếp cho vay, trực tiếp nhận hồ sơ,

đánh giá tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, thu thập thông tin, đánh giá tình hình tài chính của khách hàng. Vì vậy, nếu cán bộ tín dụng đánh giá sai khách hàng thì rủi ro phát sinh nợ quá hạn là rất lớn. Cho nên, sau khi cho vay thì cán bộ tín dụng cần phải định kỳ theo dõi quá trình sử dụng vốn của khách hàng

để có thời gian thu hồi kịp thời nếu khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích. - Cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi dư nợ cho vay để phát hiện nợ

sắp đến hạn và thông báo cho NH để kịp thời gởi giấy báo trả nợđến tay khách hàng .

- NH nên sử dụng biện pháp gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ khi khách hàng chưa đủđiều kiện trả nợ với điều kiện phương án của người vay đang có hiệu quả.

- NH tăng cường phối hợp với tòa án, chính quyền địa phương để thu hồi nợ

quá hạn bằng các biện pháp như : yêu cầu khách hàng lập cam kết trả nợ, phát mãi tài sản thế chấp,cầm cố.

Một phần của tài liệu BÀI tập NGHIỆP vụ NGÂN HÀNG THƯƠNG mại (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)