Phân tích giá trị tổng sản lượng của công nghiệp quốc doanh theo cấp quản lý

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích tình hình phát triển công nghiệp - thủ công ở CHDCND Lào giai đoạn 1985 - 1989 và dự báo giai đoạn 1999 - 2005 (Trang 51 - 54)

khâu, các cấp không cần thiết, giảm số người ở các bộ phận gián tiếp. Sắp xếp đổi mới lực lượng lao động, chuyển dần sang chế độ hợp đồng lao động, thực hiện chế độ tiền lương gắn với hiệu quả kinh doanh của toàn đơn vị và năng suất cá nhân, không hạn chế mức thu nhập.

- Chủ động giải quyết vốn dưới nhiều hình thức như vay tín dụng ngân hàng, vay nước ngoài.

- Mở rộng liên doanh liên kết kinh tế với các doanh nghiệp khác để giải quyết các nhu cầu về vốn, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm, hợp tác kinh doanh với các nước.

- Chủ động tính toán hiệu quả ở tất cả các khâu từ đầu tư cơ bản đến giải quyết các yếu tố đầu vào (vật tư, lao động) đến khâu tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo kinh doanh có lãi.

Những cố gắn trên đây của các doanh nghiệp công nghiệp quốc doanh có được là do ảnh hưởng rất lớn của những chính sách, biện pháp khuyến khích của Nhà nước như trao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp quốc doanh, không can thiệp sâu vào nội bộ doanh nghiệp, giảm bớt các chỉ tiêu pháp lệnh, cho phép các doanh nghiệp được huy động vốn dưới nhiều hình thức, cho phép tự do liên doanh liên kết... hàng loạt các văn bản pháp quy ban hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động, trong đó quan trọng nhất là luật đầu tư nước ngoài.

3.2.2. Phân tích cơ cấu nội bộ công nghiệp quốc doanh:

a. Phân tích giá trị tổng sản lượng của công nghiệp quốc doanh theo cấpquản lý quản lý

Để nghiên cứu tỷ trọng và sự biến động của các bộ phận cấu thành công nghiệp quốc doanh, từ đó thấy được bộ phận nào đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng giá trị tổng sản lượng của công nghiệp quốc doanh trong những năm qua, chúng ta nghiên cứu chi tiết công nghiệp quốc doanh theo hai bộ phận: công nghiệp quốc doanh trung ương và công nghiệp quốc doanh địa phương.

Biểu đồ 2. Tỷ trọng CN QDTW so với tỷ trọng CN QD ĐF.

Biểu đồ cho thấy công nghiệp quốc doanh trung ương chiếm trên 80% giá trị tổng sản lượng của công nghiệp quốc doanh nhưng có xu hướng tăng dần năm 1990 công nghiệp quốc doanh trung ương chiếm 73,7% nhưng đến năm 1998 chiếm 92,70% và công nghiệp quốc doanh địa phương có xu hướng giảm dần từ 26,30% năm 1990 xuống 7,30% năm 1998 điều này chứng tỏ ở lào có một sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ công nghiệp quốc doanh.

0 20 40 60 80 100 120 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 Ttr CNQDTW Ttr CNQD§F

* Công nghiệp quốc doanh địa phương:

Từ năm 1990 một số doanh nghiệp dã được sự hỗ trợ của nước ngoài và Trung ương đã mạnh dạn vay thêm vốn để đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ sản xuất, sản xuất ra những sản phẩm thị trường cần và chuyển dần sang sản xuất hàng hoá tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

Để thấy rõ hơn tốc độ phát triển của từng khu vực CNQD ta nghiên cứu tốc độ phát triển định gốc của chúng.

Tốc độ phát triển định gốc giá trị tổng sản lượng của công nghiệp quốc doanh trung ương và địa phương.

Về tốc độ phát triển định gốc cả công nghiệp quốc doanh trung ương và công nghiệp quốc doanh địa phương đều đạt khá cao nhưng tốc độ phát triển của công nghiệp quốc doanh địa phương lại luôn nhỏ hơn.

Về tốc độ phát triển bình quân, chung toàn ngành công nghiệp quốc doanh là 28% của công nghiệp quốc doanh trung ương là 60% và công nghiệp quốc doanh địa phương là 2,8% trong các năm qua đã phát huy tốt thế mạnh, tập chung đầu tư, nắm bắt thị trường, đã ổn định và phát triển nhanh, góp phần không nhỏ trong việc làm tăng giá trị tổng sản lượng công nghiệp quốc doanh của cả nước. Tóm lại qua việc phân tích giá trị tổng sản lượng giữa hai khu vực của công nghiệp quốc doanh đã cho thấy trong nội bộ công nghiệp quốc doanh có sự chuyển dịch cơ cấu ngành, công nghiệp quốc doanh địa phương có xu hướng phát triển nhanh hơn, đã kịp thời hoà nhập và thích nghi với cơ chế mới, các doanh nghiệp công nghiệp địa phương đã tập trung vào sản xuất những mặt hàng mà thị trường cần nên đã đạt mức tăng trưởng cao. Đối với công nghiệp quốc doanh trung ương do ảnh hưởng của cơ chế cũ nên nhiều doanh nghiệp bị phá sản, vì kinh doanh không có hiệu quả nên ảnh hưởng đến sự phát triển chung của công nghiệp quốc doanh trung ương.

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích tình hình phát triển công nghiệp - thủ công ở CHDCND Lào giai đoạn 1985 - 1989 và dự báo giai đoạn 1999 - 2005 (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w