Phân tích hiệu quả sử dụng lao động trong công nghiệp thời kỳ 1992-1998.

Một phần của tài liệu Sử dụng một số phương pháp thống kê phân tích hiệu quả sử dụng lao động trong Công nghiệp (Trang 40 - 44)

∑ là chỉ số phản ánh ảnh hưởng của năng suất lao động cá biệt.

3.2.Phân tích hiệu quả sử dụng lao động trong công nghiệp thời kỳ 1992-1998.

thời kỳ 1992-1998.

Để thấy được việc ứng dụng các phương pháp thống kê vào việc phân tích HQSDLD trong công nghiệp thông qua hệ thống chỉ tiêu thống kê, trong phần này xin phân tích vài số liệu thực tế. Qua việc phân tích số liệu thực tế này sẽ giúp ta thấy được xu thế biến động cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến HQSDLĐ trong công nghiệp trên cơ sở đó có những phương pháp hạn chế ảnh hưởng bất lợi, phát huy những thế mạnh kết quả đạt được.

Trong khuôn khổ một đề tài thực tập tốt nghiệp và do những hạn chế nhất định về số liệu của ngành công nghiệp Việt nam, xin chỉ phân tích đánh giá HQSDLĐ thời kỳ 1992-1998.

3.2.1. Đánh giá chung.

Dựa vào Biểu 3 ta có một số đánh giá khái quát về tình hình sử dụng lao động công nghiệp Việt nam thời kỳ 1992-1998. Đây là thời kỳ nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh ở nước ta, đặc biệt quan tâm đến việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên công nghiệp luôn chiíem tỷ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp- nông nghiệp - dịch vụ.

Về các kết quả sản xuất có thể thấy đều tăng qua các năm. giá trị sản xuất trong 7 năm này tăng hơn gấp đôi (114%) (từ 70 430 năm 92 tăng 150685 năm 1998), tăng 80812 tỷ đồng. Giá trị tăng thêm năm 1992 đạt 23.956 tỷ đồng, năm 1998 là 80.812 tăng 237,3%, biểu hiện bằng số tuyệt đối: 56.856 tỷ đồng. Chỉ tiêu doanh thu cũng tăng 137,3% năm 1998 (44429 tỷ) so với năm 92 (18724 tỷ t tức tăng 25705 tỷ đồng. Qua thời kỳ phát triển này ta thấy các kết quả sản xuất công nghiệp đều

tăng hơn 100% cho thấy sự tăng trưởng về kết quả sản xuất tương đối nhanh.

Về mặt lao động ta thấy số lượng lao động biến động ít và tương đối ổn định, mức trung bình khoảng 3.600.000 lao động một năm. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đòi hỏi phải tăng cường đội ngũ lao động theo hướng chủ yếu là nâng cao trình độ chuyên môn lao động.

Như trên cho thấy số lượng lao động tương đối ổn định không có sự gia tăng nhanh, trong khi kết quả sản xuất lại tăng khá nhanh. điều này phản ánh năng suất lao động được tăng lên rõ rệt. Điều này thể hiện qua chỉ tiêu năng suất theo GO, theo VA và doanh thu bình quân một lao động. Những chỉ tiêu này qua các năm đều có sự gia tăng tương đối nhanh. Trong vòng 7 năm năng suất lao động theo GO tăng hơn gấp đôi( năm 98 là 41,3 năm 92 là 20,4 triệu đồng/lao động). NSLD theo VA năm 98 đạt 22,2 triệu đồng/lao động tăng 220% so năm 92 (đạt 6,9 triệu đồng /lao động). Doanh thu bình quân cũng có sự gia tăng đáng kể: 124%. Những kết quả này phản ánh NSLD công nghiệp được sử dụng rất có hiệu quả. Nhờ nâng cao hiệu quả sử dụng lao động mà thu nhập của người lao động cũng tăng nhanh chóng.

Biểu 4 phản ánh HQSDLĐ thông qua các chỉ số phát triển. Dưới góc độ xem xét này ta thấy được HQSDLĐ một cách cụ thể hơn qua các năm.

Bi u 4 : T c ố độ phát tri n liên ho n m t s ch tiêu HQSDL .ể à ộ ố ỉ Đ

Năm Chỉ tiêu 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 Tốc độ phát triển BQ 1. W 100 110,3 105,3 116,5 112,3 118,8 112,2 110,6

3. DTBQ/LD 100 107,4 110,3 126,6 121 111,2 111 112,2

Qua phân tích chúng ta có thể thấy HQSDLĐ trong công nghiệp luôn được quan tâmvà nâng cao. Đó là kết quả của việc chủ động chấn chỉnh bộ máy quản lý theo hướng tinh giảm các khâu các cấp không cần thiết, giảm số người ở các bộ phận gián tiếp, sắp xếp đổi mới lực lượng lao động, chuyển dần sang chế độ hợp đồng lao động, thực hiện chế độ gắn với hiệu quả kinh doanh toàn đơn vị toàn ngành. Các chế độ như hưu trí, trợ cấp, bảo hiểm được thực hiện tốt hơn. Các hình thức đào tạo, đào tạo lại công nhân, cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao ngày càng được mở rộng và khuyến khích. Nhờ đó mà năng suất lao động trong công nghiệp không ngừng được tăng lên, đời sống công nhân viên được cải thiện rõ rệt.

3.2.2. Phân tích HQSDLĐ công nghiệp chia theo khu vực kinh tế và vùng kinh tế.

Để thấy được HQSDLĐ của ngành công nghiệp một cách sâu sắc hơn, ta tiến hành phân tích theo các bộ phận cấu thành của ngành. Ở đây phân tích theo hai hai tiêu thức phân chia ngành công nghiệp thành các bộ phận:

- Theo khu vực kinh tế:

+ Khu vực kinh tế trong nước. (.) Công nghiệp quốc doanh

(.) Công nghiệp ngoài quốc doanh. + Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài - Theo vùng kinh tế:

+ Vùng núi trung du bắc bộ. + Vùng đồng bằng Sông Hồng. + Khu bốn cũ.

+ Duyên hải miền trung. + Tây nguyên.

+ Đông nam bộ.

+ Đồng bằng sông Cửu long. a) Phân tích HQSDLĐ theo khu vực kinh tế.

Biểu 5 phản ánh năng suất lao động theo giá trị gia tăng phản ánh HQSDLĐ trong công nghiệp phân chia theo khu vực kinh tế.

Qua biểu này ta thấy năng suất lao động khu vực quốc doanh luôn cao hơn năng suất lao động ngoài quốc doanh. điều này được giải thích là do ngành công nghiệp nước ta chủ yếu là công nghiệp quốc doanh, nhà nước nắm giữ những ngành công nghiệp quan trọng được trang bị kỹ thuật hiện đại, quy mô lớn, công nhân có trình độ lành nghề, chuyên môn cao hơn. Còn khu vực ngoài QD chủ yếu là các thành phần cá thể, hộ gia đình, hợp tác xã nhỏ lao động thủ công kỹ thuật lạc hậu nên năng suất lao động còn thấp. Thể hiện qua biểu là: NSLDQB khu vực quốc doanh đạt 12,5 triệu đồng/lao động, trong khi đó khu vực quốc doanh là 8,6 và NSLĐ qua các năm cũng gần gấp đôi.

Qua biểu ta cũng thấy rằng NSLĐ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài khá cao so với khu vực trong nước (25,4 so 10,2 triệu đồng /lao động ) điều này cũng có thể giải thích rằng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có nhiều doanh nghiệp được đầu tư máy móc hiện đại, năng suất cao, trình độ quản lý cao. Đặc biệt là lao động có trình độ cao và số lượng ít

b) Phân tích HQSDLĐ theo vùng kinh tế.

Tổng hợp từ số liệu thực tế ta được chỉ tiêu năng suất lao động theo VA của các vùng kinh tế được thể hiện trong bảng 5. Qua bảng ta thấy phản ánh đúng thực trạng kinh tế của các vùng này.

Các vùng kinh tế lớn, nơi tập trung nhiều cơ sở công nghiệp nhất, nhiều khu công nghệ cao, năng suất lao động tơng đối thấp trừ vùng Đông Nam Bộ có NSLĐ bình quân là 28,5 triệu đồng/lao động, năm 1998 đạt cao nhất 36,7 triêu đồng/lao động. Vùng Đông Nam Bộ có lực lượng lao động tăng đáng kể 354960 vào năm 1992 lên 647812 người nhưng năng suất lao động qua các năm vẫn cao( luôn trên 20 triệu đồng/lao động) so với các vùng khác. Điều này chứng tỏ NSLĐ khá cao.

Vùng đồng bằng Sông Hồng có NSLĐ bình quân là 6,5. đây là vùng có NSLĐ gần thấp nhất( Khu bốn cũ 6,4 triệu đồng/lao động/năm). Tuy là vùng kinh tế trọng điểm nhưng công nghiệp tập trung lao động quá cao với nhiều hình thức hợp tác xã nhỏ, cá thể nên hiệu quả kinh tế không cao.

Vùng đồng bằng sông cửu long có năng suất lao động khá cao chỉ sau Đông Nam Bộ. Với NSLĐ BQ 13,6 triệu đồng/năm, vùng này có thể được xếp vào vùng lao động có hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.3. Phân tích biến động năng suất lao động do ảnh hưởng của NSLĐ cá biệt ( vùng kinh tế, ngành kinh tế, hẹp) và kết cấu lao động.

Một phần của tài liệu Sử dụng một số phương pháp thống kê phân tích hiệu quả sử dụng lao động trong Công nghiệp (Trang 40 - 44)