Như vậy thì một CTDH dù là chương trình ngành học, chương trình môn học, chương trình khung hay chương trình chi tiết thì cũng phải được các cấp quản lý có thẩm quyền phê duyệt thì mới có giá trị pháp lý [20, tr110]. Theo định nghĩa về CTDH của Hà Thế Ngữ-Đặng Vũ Hoạt (1998) thì có thể hiểu CTGDMN chính là chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong đó quy định cụ thể về mục đích, nội dung, nhiệm vụ và cả phương pháp cho từng môn học, bài học.
Ở bậc học mầm non, dạy học thông qua giáo dục và dạy học không thể tách rời khỏi giáo dục cho nên nội dung dạy học, phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học không được tách riêng thành một văn bản chương trình dạy học mà được quy định cụ thể trong chương trình giáo dục mầm non. Do
của GV cũng chính là ảnh hưởng của chương trình dạy học đến PPDH và HTDH của GV.
1.2.1.4. Phương pháp dạy học
Thuật ngữ phương pháp (method) xuất phát từ tiếng Hy Lạp (metodos)
có nghĩa là con đường, cách thức vận động của sự vật, hiện tượng. Vấn đề về phương pháp được vận dụng khá nhiều trong triết học. Theo cách tiếp cận phương pháp của G. Heghen (1770-1831) thì muốn dạy nội dung gì phải có phương pháp đó, do đó “cách dạy phải luôn luôn phù hợp với nội dung dạy học”. Còn theo cách tiếp cận của C. Mác (1818-1883) thì “muốn đạt hiệu quả cao trong dạy học phải trả lời được câu hỏi: Phương pháp nào là tối ưu nhất để chuyển tải nội dung dạy học đến người học? Phương tiện nào là tốt nhất?”.
Vì vậy có thể nói phương pháp dạy học là hình thức vận động của một hoạt động đặc thù: hoạt động dạy học [20, tr143-145].
Hiện nay một số tác giả định nghĩa phương pháp dạy học theo những cách khác nhau:
Theo Hà Thế Ngữ-Đặng Vũ Hoạt (1998) và một số tác giả khác thì phương pháp dạy học là tổng hợp những cách thức làm việc của thầy và trò. Trong quá trình thực hiện những cách thức đó, thầy phải giữ vai trò chủ đạo và trò phải giữ vai trò tích cực chủ động [19].
Theo Hà Thị Đức (2002): các phương pháp và phương tiện dạy học là hệ thống những phương thức, phương tiện hoạt động phối hợp của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học. “Phương pháp dạy học là
cách thức hoạt động phối hợp, thống nhất của giáo viên và học sinh do giáo viên tổ chức, điều khiển, học sinh tự tổ chức, tự điều khiển nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học” [11].
Với quan điểm QTGD là một hệ thống, có nhiều thành tố trong đó phương pháp dạy học là một thành tố, tác giả Phạm Viết Vượng (2008) cho rằng phương pháp dạy học là “cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh” [31].
Còn tác giả Phan Trọng Ngọ (2005) nêu một định nghĩa chung nhất về phương pháp dạy học đó là phương pháp dạy học chính là con đường, cách thức tiến hành hoạt động dạy học. Cũng theo tác giả này thì định nghĩa trên thường được hiểu ở nhiều cấp độ. Cấp độ rộng nhất là phương pháp dạy học ở quy mô quốc gia đến cấp học, bậc học, ngành học... Cấp độ thứ hai được hiểu là phương pháp triển khai một quá trình dạy học cụ thể. Cấp độ thứ ba là cách thức tiến hành các hoạt động của người dạy và người học nhằm thực hiện một nội dung dạy học đã được xác định [20, tr145-147]. Trong nghiên cứu này phương pháp dạy học được hiểu ở cấp độ thứ hai và thứ ba.
Tóm lại, từ những định nghĩa trên có thể tóm tắt định nghĩa phương pháp dạy học như sau: phương pháp dạy học là những cách thức làm việc của giáo viên và học sinh, trong đó giáo viên giữ vai trò chủ đạo và học sinh giữ vai trò tích cực chủ động nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học.
1.2.1.5. Phương pháp dạy học ở mẫu giáo
Theo Trần Thị Sinh –Điền Thị Sinh (1994) thì phương pháp dạy học là cách thức giảng dạy của cô và học của trẻ do cô chủ đạo nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học [23]. Còn theo nhóm tác giả Đào Thanh Âm, Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hòa, Đinh Văn Vang (2007): phương pháp dạy học là những cách
thức làm việc của giáo viên và của trẻ em được giáo viên hướng dẫn nhằm tiếp thu những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ mới, hình thành thế giới quan và phát triển năng lực [2].
Như vậy, xét về mặt định nghĩa thì phương pháp dạy học ở mẫu giáo không khác gì so với những bậc học khác. Có thể tóm tắt phương pháp dạy học ở mẫu giáo là cách thức làm việc của cô và trẻ được cô hướng dẫn nhằm giúp trẻ tiếp thu, lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ mới, hình thành thế giới quan và phát triển năng lực.
Tuy nhiên, với đối tượng học sinh là trẻ mẫu giáo nên dạy học ở mẫu giáo cần có những phương pháp khác so với phổ thông. Quá trình lĩnh hội kiến thức mới của học sinh phổ thông thường thông qua quá trình hướng dẫn, truyền
đạt của giáo viên. Quá trình lĩnh hội kiến thức mới của trẻ mẫu giáo thường được diễn ra trong chính quá trình hoạt động của trẻ như: quá trình hoạt động với đồ vật, trong các trò chơi và trong các hoạt động tạo ra sản phẩm. Do đó, phương pháp dạy học ở mẫu giáo phải phù hợp với quá trình hoạt động của trẻ và phải sử dụng những phương pháp đặc trưng ở mẫu giáo. Để phù hợp với trình độ, đặc điểm phát triển tâm lý và tư duy của trẻ thì dạy học ở mẫu giáo chủ yếu dùng các phương pháp trực quan và phương pháp dùng trò chơi. Trong quá trình dạy học ở mẫu giáo phải sử dụng nhiều phương pháp và biện pháp dạy học khác nhau, luôn thay đổi để làm cho giờ học luôn sinh động, hấp dẫn và phù hợp với tâm lý của trẻ [2].
1.2.1.6. Hình thức tổ chức dạy học
“Hình thức tổ chức dạy học là sự biểu hiện bên ngoài của hoạt động phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và học sinh được thực hiện trong một trật tự quy định và một số chế độ xác định” [1, tr 108].
Theo nhà giáo dục học nổi tiếng J. Piaget (1999) thì hình thức cơ bản nhất của quá trình dạy học chính là hình thức lên lớp hay còn gọi là hình thức lớp bài. Theo ông, những tiết học được tiến hành trong những khoảng thời gian và không gian xác định như: lên lớp là hình thức tổ chức dạy học theo đơn vị lớp, mỗi lớp từ 35-40 học sinh cùng lứa tuổi, cùng trình độ, một tiết học kéo dài 45 phút, học sinh ngồi học trong lớp với phương tiện là bàn, ghế, bảng [22]... Trong nền giáo dục hiện đại ngày nay thì hình thức lên lớp vẫn giữ vai trò chủ đạo.
Hiện nay các nhà giáo dục định nghĩa hình thức dạy học là “phương thức
tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của học sinh theo một trình tự và chế độ nhất định nhằm thực hiện tốt mục tiêu và các nhiệm vụ của bài học”- Hà Thị
Đức (2002).
Hay tác giả Phạm Viết Vượng (2008) thì định nghĩa hình thức tổ chức dạy học là cách thức tổ chức, sắp xếp các giờ học cho phù hợp với mục tiêu,
nội dung của từng bài, phù hợp với điều kiện và môi trường lớp học nhằm làm cho quá trình dạy học đạt được kết quả tốt nhất [31, tr215].
Theo tác giả Bùi Thị Mùi (2009), hình thức dạy học là hoạt động được tổ chức đặc biệt của giáo viên và học sinh được tiến hành trong một trật tự nhất định và trong một chế độ nhất định.
Mỗi hình thức tổ chức dạy học được xác định tùy thuộc vào những mối quan hệ của các yếu tố cơ bản như:
- Dạy học có tính chất tập thể hay cá nhân.
- Mức độ hoạt động độc lập của cá nhân trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng.
- Phương thức chiếm lĩnh, tổ chức và điều khiển hoạt động của học sinh. - Địa điểm và thời gian học tập [37].
Như vậy, hình thức dạy học là hoạt động được tổ chức đặc biệt của giáo viên và học sinh được tiến hành trong một trật tự nhất định và trong một chế độ nhất định nhằm thực hiện các nhiệm vụ học tập.
1.2.1.7. Hình thức tổ chức dạy học ở mẫu giáo
Hình thức dạy học ở mẫu giáo là “những biểu hiện bên ngoài của hoạt
động phối hợp giữa giáo viên và học sinh, hoạt động đó được thực hiện theo một trình tự và chế độ nhất định”- Đào Thanh Âm (chủ biên), Trịnh Dân,
Nguyễn Thị Hòa, Đinh Văn Vang (2007).
Hình thức dạy học ở mẫu giáo cũng có những nét đặc biệt, khác với hình thức dạy học ở phổ thông. Trước đây, hình thức cơ bản của dạy học ở mẫu giáo là “tiết học”. Tiết học cũng khác với tiết học ở phổ thông về thời gian, cấu trúc tiết học và mức độ yêu cầu đề ra cho trẻ. Thời gian dành cho tiết học trước đây từ 15-30 phút (tùy theo độ tuổi), số tiết trong ngày ít, từ một đến hai tiết. Cấu trúc các bước trong tiết học ở mẫu giáo không được chia nhỏ như phổ thông, không tách biệt nhau mà kết hợp thành một thể thống nhất, liên tục. Giờ học không có khâu kiểm tra riêng, không cho điểm và cũng không giao nhiệm vụ về nhà...
Một điểm riêng của hình thức dạy học ở mẫu giáo nữa đó là việc dạy học cho trẻ được tiến hành ở nhiều nơi, mọi lúc. Dạy học trong trường mẫu giáo có thể tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau: tiết học, trò chơi, tham quan, dạo chơi, lao động hàng ngày và trong cuộc sống hàng ngày, trong đó hình thức dạy học trong tiết học giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển trí tuệ của trẻ và là hình thức chủ đạo trong các hình thức dạy học ở mẫu giáo. Dạy học có thể tiến hành với từng nhóm, từng lớp, hay từng cá nhân [2].
Quan niệm hiện nay về hình thức tổ chức dạy học cho trẻ mẫu giáo là thông qua mọi hoạt động tự nhiên của trẻ mà không còn có các “tiết học”. Nội dung học tập không phân bố chi tiết vào các tiết học nữa mà theo những chủ đề lớn bao trùm toàn bộ những tri thức sơ đẳng của đời sống xã hội và giới tự nhiên. Hoạt động học tập diễn ra mọi lúc, mọi nơi, hòa lẫn vào những hoạt động tự nhiên của trẻ như hoạt động vui chơi, lao động, đi dạo, tham quan [2, tr58-60]…
1.2.2. Mối quan hệ giữa chương trình với phương pháp, hình thức dạy học
1.2.2.1. Mối quan hệ giữa chương trình với phương pháp, hình thức dạy học theo cấu trúc
Như đã trình bày ở trên, trong nghiên cứu này tiếp cận khái niệm CT theo thuyết hệ thống thì CT là sự trình bày có hệ thống một kế hoạch tổng thể các hoạt động giáo dục trong một thời gian xác định, trong đó thể hiện các mục tiêu học tập mà người học cần đạt được, đồng thời xác định rõ phạm vi, mức độ nội dung học tập, các phương tiện, phương pháp, cách thức tổ chức học tập và các cách đánh giá kết quả học tập nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Theo định nghĩa trên thì các yếu tố mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học được xác định trong chương trình, do đó mối quan hệ giữa các yếu tố này trong chương trình được biểu hiện như sau:
Sơ đồ 1.1. Cấu trúc của QTDH1
Ngay trong định nghĩa về CTGD của Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt (1988) (đã nêu ở mục 1.1.1.3) thì CTGD chính là yếu tố quy định nội dung,
phương pháp và các hình thức, phương tiện giáo dục. CTGDMN hiện hành cũng quy định nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học mầm non. Do đó, khi CTGD thay đổi thì tất yếu các yếu tố của chương trình cũng thay đổi theo.
1.2.2.2. Mối quan hệ giữa chương trình với phương pháp, hình thức dạy học theo các cách tiếp cận xây dựng chương trình theo các cách tiếp cận xây dựng chương trình
Khi phân tích hay phê phán, kế thừa một CT nào đó, yếu tố tiên quyết là phải xác định hướng tiếp cận trong việc xây dựng chương trình [20, tr110]. Hiện nay có rất nhiều hướng tiếp cận nội dung dạy học trong việc thiết kế chương trình dạy học, có thể nêu một vài cách tiếp cận phổ biến trong việc xây dựng CTGD nói chung và CTGDMN nói riêng như:
Cách tiếp cận mục tiêu: xuất phát điểm của việc xây dựng chương trình
phải là mục tiêu giáo dục-đào tạo. Từ mục tiêu ban đầu, người xây dựng chương trình mới lựa chọn nội dung, phương pháp cũng như cách thức đánh giá kết quả học tập. Cách tiếp cận này chú trọng đến sản phẩm giáo dục.
1
Nguồn: Nguyễn Văn Tuấn (2009), Lý luận dạy học, ĐHSPKT Tp. HCM (tài liệu lưu hành nội bộ).
Mục tiêu dạy học
Nội dung dạy học Phương pháp dạy học
Có thể thể hiện cách tiếp cận này dưới sơ đồ 1.2:
Sơ đồ 1.2. Cách tiếp cận mục tiêu
Ưu điểm của cách tiếp cận này là việc đánh giá hiệu quả và chất lượng chương trình được tiến hành một cách thuận lợi. Mục tiêu là chuẩn để đánh giá kết quả học tập, hay có thể dễ dàng xác định các hình thức đánh giá kết quả của người học. Tuy nhiên cách tiếp cận này có nhược điểm là không tính đến đặc điểm, vai trò tích cực, chủ động của người học; sản phẩm giáo dục là người học (trẻ)- được chấp nhận như khuôn mẫu nhất định là không phù hợp [12, tr22], [20, tr111].
Cách tiếp cận nội dung: theo cách tiếp cận này thì khối lượng và chất
lượng kiến thức cần truyền thụ cho người học là điều quan tâm trước tiên và quan trọng nhất khi xây dựng CT. Do đó, tiêu chuẩn lựa chọn các phương pháp dạy và học là tối ưu hóa việc truyền thụ tri thức. Việc đánh giá kết quả học tập được hướng vào mức độ lĩnh hội tri thức của người học [20, tr110-111].
Có thể biểu diễn cách tiếp cận này dưới dạng sơ đồ 1.3:
Sơ đồ 1.3. Cách tiếp cận nội dung CT PPDH PP đánh giá Nội dung CT NDDH PP đánh giá Mục tiêu PPDH
Ưu điểm của cách tiếp cận nội dung là nhìn vào chương trình người dạy dễ dàng thấy các nội dung cần dạy cho người học (trẻ). Tuy nhiên cách tiếp cận này hiện nay bộc lộ khá nhiều hạn chế và lạc hậu: người học bị động, phụ thuộc vào người dạy, hoạt động máy móc, thiếu sự khám phá, chủ động, dạy học mang tính đồng loạt có thể dẫn tới sự nhồi nhét kiến thức mà không tính đến nhu cầu và kinh nghiệm của người học [12, tr22-23].
Cách tiếp cận phát triển (tiếp cận quá trình): theo cách tiếp cận này thì CT là quá trình trong đó dạy học thúc đẩy sự phát triển. Giáo dục là sự phát triển với nghĩa là phát triển con người, phát triển đứa trẻ. Trẻ là một chủ thể tham gia vào quá trình hoạt động nhận thức và phát triển. Giáo dục hướng tới phát huy tối đa mọi tiềm năng của con người, đáp ứng nhu cầu và hứng thú của người học. Cách tiếp cận này có những điểm giống với cách tiếp cận phù hợp với sự phát triển và cách tiếp cận dạy học hướng vào trẻ. Theo cách tiếp cận này thì mối quan tâm hàng đầu là phát triển sự hiểu biết ở người học, chú trọng vào việc dạy cách học hơn là việc truyền thụ kiến thức; chú trọng đến cá nhân người học hơn là vào tập thể. Thực chất chú trọng đến người học chính là chú trọng đến nhu cầu và hứng thú của người học [20, tr110-111], [18, tr141-142]. Theo đó, cách tiếp cận này có cách thiết kế chương trình, nội dung giáo dục theo các hoạt động [12, tr23].
Hơn nữa, theo Lưu Xuân Mới (2002), quan niệm mới về M (mục tiêu), N (nội dung), P (phương pháp) trong xây dựng chương trình theo cách tiếp cận phát triển thì mối quan hệ tuyến tính giữa M, N và P trong CTDH được biểu thị như sau:
M --- N --- P