II. Thực trạng đầu tư phát triển KCN tại Hà Nội 1 Thực trạng các KCN tại Hà Nộ
4. Những tồn tạ
4.1.Về thu hút vốn đầu tư
Cơ chế chính sách để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ và linh hoạt. Chính sách về giá thuê đất và các ưu đãi đầu tư khác trong khu công nghiệp đang là bài toàn khó để vận dụng triển khai cụ thể theo luật khuyến khích đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài đã được Quốc hội sửa đổi. Hơn nữa, chúng ta thiếu vốn trong việc xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp. Với cơ chế hiện hành, vốn trong nước cho xây dựng hạ tầng khu công nghiệp chủ yếu từ ngân sách Nhà
nước. Mỗi dự án khu công nghiệp lại phải thành lập một doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp đảm nhận quản lý vốn ngân sách cấp.
Trong khi đó các doanh nghiệp trong nước thuộc các thành phần kinh tế khác muốn góp vốn đầu tư vào hạ tầng khu công nghiệp và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp thì cơ chế lại chưa cho phép. Hiện tượng “khoán trắng” hoặc thiếu giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý doanh nghiệp đối với giải quyết chi phí đền bù và xây dựng hạ tầng của các công ty xây dựng hạ tầng khu công nghiệp đã chi phí giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng lên cao dẫn đến mức giá cho thuê đất gồm cả chi phí hạ tầng còn quá cao 5USD/m. Trong khi các khu công nghiệp ở các nơi khác chỉ bằng 30% so với ở Hà Nội.
Một trong những tồn tại nữa là Ban quản lý khu công nghiệp ở Hà Nội và Sở công nghiệp Hà Nội chưa có các biện pháp giới thiệu, tiếp thị, thu hút vốn đầu tư, chưa có những chính sách đãi ngộ hợp lý đối với các doanh nghiệp do đó đã hạn chế khả năng thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp, nhát là các doanh nghiệp trong nước. VD như các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi đầu tư vào khu công nghiệp đều phải đáp ứng các điều kiện như nhau, nhưng các doanh nghiệp nước ngoài lại được ưu tiên hơn thuế lợi tức so với các doanh nghiệp trong nước.
4.2 Vấn đề môi trường
Các khu công nghiệp Hà Nội được hình thành khá sớm và đã phát huy tác dụng trong xây dựng phát triển kinh tế và phục vụ chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Nhưng do những giới hạn về mặt lịch sử đến nay các khu công nghiệp đó không còn phù hợp, đòi hỏi một cách làm mới. Một số khu công nghiệp tập trung: Thượng Đình, Mai Động, Vĩnh Tuy; những khu công nghiệp này không được quy hoạch và xây dựng đồng bộ, công nghệ lạc hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém và không có giải pháp bảo vệ môi trường. Các nhà máy trong khu công nghiệp xen lẫn với khu dân cư, nhà ở, nhà trẻ,
trạm xá, cơ sở dịch vụ... nên đã nảy sinh những vấn đề nan giải, phải xử lý tốn kém và lâu dài.
Hiện nay, Hà Nội có 5 khu công nghiệp tập trung. Theo kết quả khảo sát gần đây, môi trường Hà Nội thật sự đáng lo ngại, chất lượng không khí tại 5 quận nội thành và 3 huyện ven nột có nồng độ CO2 và nồng độ bụi ở tất cả các nơi khảo sát đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép 1-3 lần. Riêng ở các khu công nghiệp Thượng Đình, Văn Điển, Mai Động bì ô nhiễm CO2 với nồng độ gấp 19 - 20 lần tiêu chuẩn cho phép vào mùa hè và 8-16 lần vào mùa đông. Hàm lượng bụi lơ lửng ở các khu công nghiệp này đều tăng từ 2,58-3,28 lần.
Có thể nói tình trạng ô nhiễm môi trường đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của dân cư. Theo số liệu khảo sát, số ca mắc bệnh ở khu vực Thượng Đình cao gấp 3 lần so với những khu vực khác. Khu công nghiệp Thượng Đình có 45 nhà máy, xí nghiệp, mỗi ngày thải ra 30.000m3 chất thải lỏng không qua xử lý xuống sông Tô Lịch.
Như vậy, một vấn đề cấp bách đặt ra làm thế nào để thực hiện CNH - HĐH mà vẫn bảo vệ được môi trường sống, môi trường đô thị trong lành cho cả hiện tại và tương lai. Con đường duy nhất là hình thành những khu công nghiệp mới với những giải pháp đồng bộ.
4.3. Vấn đề nhà ở
Đây là một trong những vấn đề bức thiết trong các khu công nghiệp của nước ta hiện nay và các khu công nghiệp Hà Nội cũng đang mắc phải những hạn chế như vậy. Đó là việc xây dựng các khu dân cư cạnh các khu công nghiệp để tiện cho công nhân đến làm việc nơi các nhà máy tại các khu công nghiệp. Không những thế trong các khu dân cư đó có rất nhiều nhà trọ được tư nhân xây cho công nhân thuê. Nhưng giá thuê lại rất cao, vì thế gây khó khăn cho công nhân làm việc tại các khu công nghiệp. Ngoài ra hiện nay trong các khu dân cư việc xây dựng các khu chợ, trường học, nhà
thương, sân thể thao, các khu cây xanh... chưa được hoàn thành. Dân cư tại các khu vực nông sản chưa được hưởng một không khí trong lành.
4.4. Lực lượng lao động trong các khu công nghiệp
Việc phát triển các KCN trên địa bàn đã giúp giải quyết công ăn việc làm cho nguồn lao động tại chỗ và nguồn lao động lân cận. Tính đến ngày 31/12/2006, số lao động trực tiếp làm việc trong các KCN ở Hà Nội đạt 42.950 người, số lao động gián tiếp khoảng 45.000 người. Trình độ học vấn tay nghề được khái quát như sau: (tính đến năm 2/8/2008)
Trình độ Số lượng (người) Tỷ trọng (%)
ĐH và cao đẳng 767 51.5%
Trung cấp và công nhân kỹ thuật