Giải pháp từ phía DN:

Một phần của tài liệu :"Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế" (Trang 69 - 81)

3. Sử dụng lao động nghìn người 2.150 2.500 2.750

3.3.2.Giải pháp từ phía DN:

Bước đầu tiên là phải đánh giá lại nhu cầu về hàng dệt may Việt Nam tại thị trường EU thông qua việc thiết lập hệ thống mạng xúc tiến thương mại đối với các thị trường trọng điểm trên EU. Để làm được việc này, Hiệp hội Dệt may, Tổng công ty Dệt may Việt Nam và các doanh nghiệp trong ngành cần tự mình đưa ra các cơ chế nhằm khai thác các kênh thương mại khác nhau hiện đang có mặt trên thị trường đó. Những kênh thương mại phải đan xen lẫn nhau, nghĩa là cần phải thiết lập nhiều đầu mối tại một thị trường. Đồng thời, chú trọng thiết lập nhiều đầu mối trên sân nhà của mình. Đặc biệt, sử dụng các công ty luật của nước ngoài có mặt tại Việt Nam để làm tư vấn cho hoạt động xuất khẩu. Việc đánh giá nhu cầu của thị trường nhằm mục đích nhận định xem các nhu cầu này có ăn khớp với năng lực sản xuất của ngành hay không, bởi sự cân đối giữa cầu và cung sẽ cho phép ngành đạt mức cao nhất so với các đối thủ cạnh tranh.

Sau khi xác định được sự ăn khớp giữa cung và cầu, ngành phải quan tâm đến việc đáp ứng nhu cầu của thị trường ra sao, thậm chí, phải có biện pháp kích

cầu trong tương lai theo hướng ngược lại "cung tạo ra cầu" thông qua mạng xúc tiến thương mại. Ngành dệt may Việt Nam cần khai thác triệt để các thông tin về khách hàng nhằm giải quyết khâu yếu nhất của ngành dệt may hiện nay là hiểu biết không đầy đủ về khách hàng. Đó là những thông tin về tiềm năng tăng trưởng, vị trí cấu trúc của khách hàng và các khoản chi phí phải bỏ ra để phục vụ khách hàng. Tiềm năng tăng trưởng của một thị trường liên quan đến các yếu tố nhân khẩu học vả khả năng mua hàng. Tiềm năng tăng trưởng càng cao thì nhu cầu của họ đối với sản phẩm của ngành càng có khả năng tăng theo thời gian. Do đó, trong thời gian tới các doanh nghiệp cần có các giải pháp để thống lĩnh thị trường, cụ thể:

3.3.2.1. Lựa chọn phương thức thích hợp để chủ động thâm nhập vào các kênh phân phối của thị trường EU.

Thứ nhất, để thâm nhập thị trường EU một cách có hiệu quả các doanh

nghiệp Việt Nam phải tìm các nhà nhập khẩu EU để xuất khẩu trực tiếp. Tìm các nhà nhập khẩu này qua các thương vụ Việt Nam tại EU, phái đoàn EU tại Hà Nội, các đại sứ quán ở các nước EU tại Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam cần lập các văn phòng đại diện, văn phòng giưói thiệu sản phẩm, đại lý bán buôn cũng như bán lẻ tại ngay các nước EU. Qua kênh phân phối này, các doanh nghiệp có thể dễ dàng cải tiếnn thương hiệu Việt Nam, trực tiếp tiếp xúc với người tiêu dùng để nắm bắt các xu hướng thị hiếu cũng như sở thích thay đổi.

Thứ hai, liên doanh dưới hình thức: sử dụng giấy phép, nhãn hiệu hàng hoá. Theo hình thức này các nhà xuất khẩu Việt Nam nên mua nhãn hiệu hàng hoá của các nhà sản xuất nổi tiếng châu Âu để gắn vào sản phẩm của mình rồi tung vào thị trường EU. Sau một thời gian khi người tiêu dùng đã quen thì chúng ta tiến hành gắn nhãn hiệu của nhà sản xuất Việt Nam bên cạnh nhà sản xuất châu Âu. Khi nhu cầu của người tiêu dùng châu Âu đối với loại sản phẩm có gắn hai nhãn hiệu bắt đầu tăng nhanh thì các nhà sản xuất Việt Nam có thể bóc nhãn hiệu của nhà sản xuất châu Âu. Liên doanh có thể theo hình thức khi các nhà sản xuất Việt Nam có tiềm lực kinh tế đủ mạnh thì nên thành lập liên doanh với các công ty xuyên quốc gia EU để trở thành công ty con.

Thứ ba, các doanh nghiệp cần tăng cường phát huy tính chuyên môn hóa trong sản xuất là những mặt hàng có sức cạnh tranh khá lớn như: các loại gối, vỏ

chăn và đồ jean, giảm bớt khâu trung gian, tăng cường nhận thức hơn nữa về thị trường này. Đồng thời, phải tìm cách sử dụng được một cách tối đa lực lượng người Việt Kiều ở EU để họ làm đầu mối cho mình. Hiện nay, tại 15 nước thành viên EU cũ đã có khoảng chừng 70.000 người Việt Nam làm thương mại tại đây; EU đã mở rộng thành 27 nước thành viên, tạo ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, cần đưa hàng Việt Nam vào các chợ đầu mối, các hệ thống bán lẻ của người Việt Nam tại Ba Lan, Séc, Hungary... thay vì từ trước tới nay chợ của người Việt Nam lại lấy hàng Trung Quốc để bán. Ngoài ra, phải liên kết giữa các công ty ở Việt Nam với các công ty khai thác thị trường của nước ngoài để tạo được sự hợp tác thương mại hai bên cùng có lợi.

Ngoài ra, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam ở nước ngoài cũng cần liên kết với nhau nhằm đảm bảo được các đơn hàng lớn, đáp ứng các tiêu chuẩn của các nhà nhập khẩu lớn. Từ đó tạo dựng mối quan hệ làm ăn lâu dài để có thể dễ dàng xâm nhập vào hệ thống trung gian bán buôn bán lẻ, tạo nên mạng lưới phân phối rộng khắp trên thị trường này.

3.3.2.2. Nắm vững các tiêu chuẩn quốc tế

Chế độ chính sách quản lý nhập khẩu cũng như đặc điểm tiêu dùng của thị trường EU là hết sức phức tạp cho nên việc thu thập, hiểu biết thông tin về các chế độ cũng như chính sách, đặc điểm thị trường EU là rất quan trọng đối với các nhà sản xuất Việt Nam hiện nay.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng mọi cơ hội nghiên cứu thị trường và khách hàng để nắm được đặc điểm của người tiêu dùng và kênh phân phối trên thị trường EU, từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp để cải tiến và đa dạng hoá sản phẩm, tạo nguồn hàng thích hợp với thị trường EU.

Muốn tạo ra nguồn hàng thích hợp, các doanh nghiệp Việt Nam phải tăng cường đầu tư và hoàn thiện quản lý. Từ năm 1996 đến nay, EU dành cho hàng xuất khẩu Việt Nam thuế quan ưu đãi GSP, do vậy rào cản kỹ thuật mới chính là rào cản thực sự và khó vượt qua đối với hàng hoá Việt Nam khi vào thị trường EU. Cần tăng cường áp dụng các hệ thống quản lý ISO 9000, ISO 14000 và HACCP. Điều này giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể tạo ra được nguồn hàng xuất khẩu ổn định và thích hợp sang thị trường EU. HACCP áp dụng đối với các doanh

nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, ISO 14000 áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp mà có quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường, và ISO 9000 áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp khác.

Ví dụ như: Với tiêu chuẩn SA8000, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội. Các DN Việt Nam không sử dụng lao động trẻ em, lao động tù nhân, đảm bảo các nhu cầu sức khỏe và chế độ làm việc phù hợp quốc tế , các chính sách khen thuởng, đãi ngộ người lao động cho phù hợp. Đồng thời, do thị trường EU rất chú trọng đến các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, do đó các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi nước thải của doanh nghiệp đưa ra môi trường, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, đáp ứng tiêu chuẩn ISO 14000 mà các nước EU đã đặt ra. Đối với các doanh nghiệp trong ngành nhuộm, in hoa vải cần rà soát các hóa chất đang sử dụng xem các loại hóa chất này có xuất xứ từ đâu, có đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn cho người sử dụng không. Nếu thấy không phù hợp thì phải thay thế ngay. Bên cạnh đó, để đảm bảo nguyên liệu cho ngành may mặc là các nguyên liệu an toàn thì máy móc, công nghệ sản xuất ra chúng cũng cần hiện đại, phù hợp các tiêu chuẩn quốc tế để các sản phẩm làm ra được cấp mác "ecolabel xanh" cũng như đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000.

Song song với các nỗ lực để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn mà EU đề ra, các doanh nghiệp cũng cần có biện pháp đẩy mạnh thương hiệu, uy tín trên thị trường này thông qua việc đem một phần lợi nhuận được mang ra hỗ trợ công cuộc xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ các chương trình học bổng vì sự nghiệp giáo dục, giúp trẻ em khuyết tật, nạn nhân chất độc màu da cam... được mạng lưới thông tin EU truyền bá sẽ tác động tích cực lên người tiêu dùng. Và như vậy những sản phẩm này đã được sản xuất từ môi trường hoàn thiện, sạch thì dù giá có cao hơn một ít họ vẫn đồng ý vì họ biết bao gồm trong đó có sự giúp đỡ nhân đạo cho một cộng đồng. Đây cũng là yếu tố thuận lợi cho DN xây dựng thương hiệu sau này.

Như vậy có thể nói rằng ISO 9000, ISO 14000 và HACCP chính là chìa khoá để các nhà xuất khẩu Việt Nam mở cánh cửa vào thị trường EU. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000 và HACCP giúp các nhà sản xuất Việt Nam cho ra đời các

sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh thực phẩm, an toàn cho người sử dụng, bảo vệ môi trường.

3.3.2.3. Cải thiện nguồn nhân lực

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, để thực hiện được chiến lược phát triển đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngay từ bây giờ ngành dệt may phải tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Ông Lê Quốc Ân - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, vấn đề lao động đang là nỗi lo lớn của ngành dệt may. Thời gian qua, do lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng đến đời sống công nhân ngành may vốn có mức lương thấp so với một số ngành nghề khác, vì thế, biến động lao động thường xuyên xảy ra do tranh chấp nhu cầu và thu nhập giữa các DN trong ngành và giữa DN dệt may với các ngành nghề khác. Giám đốc một Cty may cho rằng, thực tế các DN dệt may trong nước vẫn đang lãng phí lao động do chưa biết cách tổ chức khoa học. Cùng số lượng công nhân như nhau thì bao giờ các DN nước ngoài cũng đạt năng suất cao hơn, có thể gấp đôi so với DN dệt may Việt Nam nhờ bố trí chuyền may hợp lý... Do đó, để đạt hiệu quả cao hơn ngoài việc tổ chức chuyền hợp lý, các doanh nghiệp trong nước cần phải rà soát chọn những đơn hàng có giá cao, đơn giản và ít chi tiết để ký hợp đồng. Song song đó là việc thực hiện nghiêm chỉnh trách nhiệm đối với đối tác, cộng đồng thì lợi nhuận đem lại sẽ cao hơn.

Hiện nay, cùng với rất nhiều chuơng trình khác nhằm "tăng tốc" phát triển đang được ngành dệt may thực hiện, ngành dệt may cũng đã có chương trình đạo tạo "thầy hay, thợ giỏi", đến năm 2020. Theo đó, giai đoạn 2008-2010 đào tạo cán bộ quản lý cao cấp 3.000 người, cán bộ marketing và tài chính 8.000 người, cán bộ công nghệ và thiết kế 8.000 người, công nhân kỹ thuật 270.000 người; Giai đoạn 2011-2015 đào tạo cán bộ quản lý cao cấp 4.300 người, cán bộ marketing và tài chính 11.000 người, cán bộ công nghệ và thiết kế 12.000 người, công nhân kỹ thuật 360.000 người; Giai đoạn 2016-2020 đào tạo cán bộ quản lý cao cấp 4.800 người, cán bộ marketing và tài chính 12.500 người, cán bộ công nghệ và thiết kế 130.000 người, công nhân kỹ thuật 430.000 người. Đây sẽ là đội ngũ nhân lực bổ sung cho những thiếu hụt hiện nay.

doanh nghiệp dệt may còn cần chú trọng đầu tư đổi mới cơ sở hạ tầng, thay đổi các chế độ đãi ngộ về sức khỏe, y tế, bảo hiểm..cũng như các chính sách ưu đãi, khen thưởng người lao động cho phù hợp, nhằm giữ chân người tài, đặc biệt là những cán bộ quản lý giỏi để nhằm tránh tình trạng tranh chấp về lao động vẫn xảy ra trước đây. Đặc biệt là tránh tình trạng ngược đãi, sứ dụng lao động trẻ em, lao động tù nhân, vi phạm các quy định về an toàn cho người lao động để đáp ứng các quy định quốc tế, đặc biệt là quy định nghiêm ngặt của EU về vấn đề này để việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này không gặp phải rủi ro.

3.3.2.4. Nâng cao nguồn vốn:

Để huy động được nguồn vốn, trước tiên các công ty trong ngành dệt may phải thay đổi mô hình quản lý, tận dụng những cơ sở vật chất sẵn có như: các tài sản không dùng đến thông qua việc khấu hao cơ bản, huy động vốn từ cán bộ công nhân viên trong ngành. Có thể nói, thực hiện cổ phần hóa và đẩy mạnh tiến độ cổ phần hóa là giải pháp cơ bản nhằm thu hút vốn đầu tư trong nước.

Bên cạnh đó, cần phải thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua các hình thức liên doanh, cổ phần, nhằm tận dụng nhà xưởng cơ sở hạ tầng sẵn có, đầu tư chiều sâu và đồng bộ hóa dây chuyền sản xuất hiện có của các doanh nghiệp Việt Nam. Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành dệt may nhưng đầu tư không trực tiếp, mà thông qua chứng khoán, vì làm như vậy buộc các doanh nghiệp ngành dệt may hoạt động có hiệu quả hơn. Đồng thời, đối với các đối tác nước ngoài, yêu cầu họ phải từng bước chuyển giao công nghệ cho ngành dệt may.

3.3.2.5. Doanh nghiệp cần chủ động nâng cao chất lượng của sản phẩm:

Ngành dệt may Việt Nam cần phải nâng cao chất lượng, nhưng không chỉ đơn thuần hiểu là chất lượng sản phẩm, mà cần phải hiểu theo một nghĩa bao quát hơn là chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ đi kèm, giá, yếu tố con người, các yếu tố đạo đức mà khách hàng quan tâm, hình ảnh đất nước, hình ảnh công ty bán hàng.

a. Chủ động cải tiến máy móc, công nghệ hiện đại:

Như vậy việc đầu tiên để nâng cao chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải đầu tư nhiều hơn cho việc cải tiến máy móc, các dây chuyền sản xuất hiện đại, đồng bộ... nhằm nâng cao không chỉ năng suất mà chất lượng của sản phẩm cũng đạt các tiêu chuẩn cao hơn, có thể sản xuất ra các mẫu mã kiểu dáng đa dạng, phức tạp hơn ví dụ như in hoa, nhuộm, dệt, làm các loại ren.... Các doanh nghiệp dệt may có thể đầu tư đổi mới máy móc, công nghệ dựa trên nguồn vốn tự có hoặc đi vay hoặc thông qua thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng cách liên doanh, liên kết để hiện đại hóa máy móc, công nghệ. Với biện pháp này, chúng ta không chỉ tiếp thu được nguồn công nghệ mới mà còn tiếp thu được cả các kiến thức cũng như các kĩ năng xử lý, sử dụng công nghệ hiện đại này một cách nhanh hơn.

b. Chú trọng đầu tư cải tiến mẫu mã sản phẩm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ nhất, phải đa dạng hóa nguyên phụ liệu cho dệt may.

Để có sản phẩm đa dạng thì chất liệu tạo nên sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng. Cùng một kiểu dáng nhưng chất liệu khác nhau sẽ tạo nên một sự khác biệt rất lớn, tạo nên phong cách cũng như nét quý phái cho người mặc. Thị hiếu người tiêu dùng EU cũng rất chú trọng đến vấn đề này, không chỉ là về hình thức mà cả về độ an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Do đó, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam một mặt cần tiến hành nhập khẩu trực tiếp nguồn nguyên phụ liệu từ nước ngoài, một mặt cần liên kết với các nhà sản xuất nguyên phụ liệu trong nước để có đước nguồn nguyên phụ liệu đa dạng với giá rẻ hơn.

Thứ hai, cần có dội ngũ thiết kế thời trang chuyên nghiệp.

Thị hiếu người tiêu dùng nói chung và đặc biệt là người tiêu dùng EU nói riêng là rất chú trọng đến hình thức, kiểu dáng đa dạng, tính độc đáo của sản

phẩm. Do đó việc mở các trung tâm thiết kế thời trang dựa trên tìm hiểu các thông

Một phần của tài liệu :"Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế" (Trang 69 - 81)