I.1 Định nghĩa
Mạng máy tính là một tập hợp các máy tính đợc nối với nhau bởi các đờng truyền vật lý theo một kiến trúc nào đó.
I.2 Các yếu tố của mạng máy tính
• Đờng truyền vật lý : dùng để truyền các tín hiệu điện tử giữa các máy tính. Các
tín hiệu điện tử đó biểu thị các giá trị dữ liệu dới dạng xung nhị phân (on-off)
• Kiến trúc mạng : (Network architecture) thể hiện cách nối các máy tính với
nhau và tập hợp các quy tắc, qui ớc mà tất cả các thực thể tham gia truyền thông trên mạng phải tuân theo để đảm bảo cho mạng hoạt động tốt.
Cách nối máy tính đợc gọi là hình trạng (topology) của mạng, còn tập hợp các qui tắc, qui ớc truyền thông thì đợc gọi là giao thức (protocol) của mạng.
Xây dựng hệ thống phần mềm thao tác, hiển thị thông tin địa lý trên môi trờng mạng Internet
- Topology của mạng : Có 2 kiểu nối mạng chủ yếu nhất là điểm-điểm
(point– to – point) và quảng bá (broadcast hay point – to –multipoint). Theo kiểu điểm - điểm các đờng truyền nối từng cặp nút với nhau và mỗi nút đều có trách nhiệm lu trữ tạm thời sau đó chuyển tiếp dữ liệu đi cho tới đích. Ví dụ : mạng hình sao (star), chu trình (loop), cây (cây).
Theo kiểu quảng bá, tất cả các nút phân chia chung một đờng truyền vật lý. Dữ liệu đợc gửi đi từ một nút nào đó sẽ có thể đợc tiếp nhận bởi tất cả các nút còn lại. Ví dụ : mạng xa lộ (bus), mạng vòng (ring) hoặc vệ tinh (satelite).
- Giao thức mạng : Để trao đổi đợc thông tin trên mạng cần phải có những
quy tắc quy ớc nhất định, từ khuôn dạng (cú pháp, ngữ nghĩa) của dữ liệu cho tới các thủ tục gửi, nhận dữ liệu kiểm soát hiệu quả và chất lợng truyền tin, xử lý lỗi và sự cố. Những qui tắc, quy ớc đó đợc gọi là giao thức (protocol) của mạng.
I.3 Phân loại mạng máy tính
Có nhiều cách phân loại mạng máy tính khác nhau. Trong đó, các yếu tố chính đợc chọn làm chỉ tiêu phân loại là “khoảng cách điạ lý”, “kỹ thuật chuyển mạch”, “kiến trúc mạng”,…
• Dựa trên chỉ tiêu về “khoảng cách địa lý” thì có mạng cục bộ, mạng đô thị, mạng diện rộng, và mạng toàn cầu .
- Mạng cục bộ (LAN - Local Area Networks) : là mạng đợc cài đặt trong một phạm vi tơng đối nhỏ (toà nhà, trờng học, …) với khoảng cách lớn nhất giữa các máy tính nút mạng chỉ trong vòng vài chục km trở lại.
- Mạng đô thị (MAN – Metropolitan Area Networks) : là mạng đợc cài đặt trong phạm vi một đô thị hoặc một trung tâm kinh tế – xã hội có bán kính khoảng 100 km trở lại.
- Mạng diện rộng (WAN - Wide Area Networks) : phạm vi của mạng có thể v- ợt qua biên giới quốc gia và thậm chí cả lục địa.
- Mạng toàn cầu (GAN – Global Area Networks) : phạm vi của mạng trải rộng khắp các lục địa của Trái Đất.
• Dựa trên chỉ tiêu “kỹ thuật chuyển mạch” thì ta sẽ có mạng chuyển mạch kênh, mạng chuyển mạch thông báo, và mạng chuyển mạch gói.
- Mạng chuyển mạch kênh (circuit – switched networks) : Khi có 2 thực thể cần trao đổi thông tin với nhau thì giữa chúng sẽ thiết lập một “kênh” (circuit) cố định và đợc duy trì cho đến khi một trong hai bên ngắt liên lạc. Các dữ liệu chỉ đợc truyền trên con đờng cố định đó.
- Mạng chuyển mạch thông báo (message – switched networks) : Thông báo
(message) là một đơn vị thông tin có khuôn dạng đã đợc qui định trớc và đều
Xây dựng hệ thống phần mềm thao tác, hiển thị thông tin địa lý trên môi trờng mạng Internet
có chứa vùng thông tin điều khiển chỉ rõ đích của thông báo. Mỗi nút trung gian sẽ đọc thông tin này và chuyển thông báo tới nút kế tiếp theo đờng dẫn tới đích của nó. Các thông báo khác nhau có thể gửi đi trên các con đờng khác nhau.
- Mạng chuyển mạch gói (packet – switched networks) : Mỗi thông báo đợc chia thành nhiều phần nhỏ hơn gọi là các gói tin (packet) có khuôn dạng đã định trớc. Mỗi gói tin cũng chứa các thông tin điều khiển, trong đó có địa chỉ nguồn và đích của gói tin. Các gói tin thuộc về một thông báo nào đó có thể đợc gửi đi qua mạng để tới đích bằng nhiều con đờng khác nhau.