quốc doanh từng bước đóng vai trò chủ đạo, nó là nhân tố cơ bản mang đầy đủ bản chất của nền kinh tế quá độ lên chủ nghĩa xã hội, của sự phát triển cân đối, có kế hoạch của nền kinh tế quốc dân, là thực lực kinh tế quan trọng. là công cụ hữu hiệu trong tay Nhà nước để điều chỉnh nền kinh tế nhiều thành phần. Do vậy, các đơn vị kinh tế quốc doanh phải là trung tâm tiêu biểu của tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ, là tấm gương về quản lí, không chỉ phục vụ cho các đơn vị mình mà phải góp phần phổ biến kiến thức, đào tạo cán bộ cho tất cả các thành phần khác, phải nắm giữ những ngành, vị trí then chốt nhất Tuy nhiên thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều cơ sở còn khó khăn như chưa thấy được vị trí của mình trong nền kinh tế, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm kém, công nghệ lạc hậu...Vì vậy cần chấn chỉnh, đổi mới và nâng cao hiệu quả các khu vực doanh nghiệp Nhà nước, làm tốt vai trò chủ đạo, hỗ trợ và thúc đẩy các thành phần khác cùng phát triển, chú trọng phát triển quốc
doanh cả trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng, sản xuất và lưu thông phân phối, phân loại doanh nghiệp Nhà nước để có chính sách và cơ chế quản lí phù hợp.
- Đặc khu kinh tế (khu chế xuất): Nhà nước ta đã ban hành quy chế khu chế
xuất tại Việt Nam do chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ký gồm 10 chương, 67 điều đã tạo điều kiện cho các thành phố lớn bước đầu thực hiện thành lập các khu chế xuất này với mục tiêu chủ yếu là thu hút vốn, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm, tác phong quản lí theo hướng thị trường, tạo nguồn thu nhập ngoại tệ, thêm việc làm, đào tạo cán bộ và công nhân lành nghề tại chỗ, khai thác tiềm năng thiên nhiên, mở rộng quan hệ kinh tế, thu hút đầu tư...tuy nhiên cũng cần chú ý xây dựng quy chế khu chế xuất hoàn thiện, chuẩn xác, phát hiện kịp thời những âm mưu của các thế lực thù địch chính trị núp dưới chiêu bài kinh tế để phá hoại...
2.3)Thực trạng quản lí Nhà nước ta hiện nay
Cùng với việc xây dựng và từng bước thực hiện cơ chế quản lí mới, nền kinh tế nước ta đã có những sự thay dổi cơ bản sau: