Tăng cường quản lí hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTM 3.6.4 Quản lý hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý

Một phần của tài liệu phát triển thị trường ngoại hối tại Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Trang 49 - 52)

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 3.1 Giải pháp về cơ chế điều hành tỉ giá

3.6.3 Tăng cường quản lí hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTM 3.6.4 Quản lý hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý

3.6.4 Quản lý hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý

Thay đổi quan điểm về vàng. Trong quản lí ngoại hối, chính phú nên giảm dần chức năng tiền tệ của vàng và nghiêng về quan điểm xem vàng là một hàng hoá thông thường có giá trị cao.

Nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước trong hoạt động kinh doanh chế tác vàng. Với chức năng là hàng hoá thông thường, vàng có thể trở thành mặt hàng xuất khẩu chiến lược mang lại ngoại tệ cho quốc gia.

Cuối cùng để có thể nâng cao hiệu quả quản lí ngoại hối, chính phủ cần quan tâm đến các giải pháp khơi tăng nguồn ngoại tệ quốc gia như : Sử dụng đồng EURO trong quỹ dự trữ ngoại hối, góp phần chống hiện tượng đô la hoá song cũng phải hạn chế tối đa phạm vi sử dụng của đồng ngoại tệ nhằm thu hút các nguồn vốn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng ; phát triển thương mại quốc tế, thu hút nguồn vốn nước ngoài…; nâng cao chất lượng kinh doanh của hệ thống NHTM nói riêng và dịch vụ tài chính ngân hàng nói chung của Việt Nam… trước mắt là ngang tầm với các quốc gia trong khu vưc Đông Nam Á.

Các biện pháp trên nhằm hoàn thiện cơ chế quản lí ngoại hối, thực hiện hai mục tiêu “tiến tới trên lãnh thổ Việt Nam chỉ tiêu tiền Việt Nam, đồng thời lới lỏng kiểm soát đối với các giao dịch vãng lai để từng bước biến đồng tiền Việt Nam thành đồng tiền chuyển đổi”.

KẾT LUẬN

Thị trường ngoại hối là một vấn đề hết sức nhạy cảm và vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới.Thực hiện tốt công tác quản lý thị trường ngoại hối sẽ ổn định được giá trị đồng tiền Việt Nam, nâng cao vị thế của VND từ đó bảo vệ được độc lập chủ quyền về tiền tệ của đất nước. Tuy nhiên ổn định được giá trị của đồng tiền Việt Nam lại không phải là một vấn đề dễ dàng bởi nó chịu tác động của nhiều nhân tố: biến động về giá của một số đồng ngoại tệ mạnh như USD, EURO… làm cho tỉ giá thay đổi, sự biến động của giá vàng … Bên cạnh đó xu hướng hội nhập mở ra cho chúng ta nhiều thời cơ nhưng cũng đặt ra không ít những thử thách. Thị trường ngoại hối thế giới không ngừng vận động cùng với những thay đổi phức tạp. Bởi vậy công tác quản lý ngoại hối của chúng ta cũng phải không ngừng sửa đổi và nâng cao để có thể kiểm soát được những thay đổi trên thị trường. Chúng ta tin vào đưòng lối đúng đắn mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, tin vào sức mạnh và trí tuệ của con người Việt Nam. Những thành công trong sự nghiệp 10 năm đổi mới đã củng cố cho lòng tin ấy. Những giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý ngoại hối sẽ phát huy hiệu quả đưa thị trưòng ngoại hối Việt Nam ngày càng ổn định và vững mạnh hoà nhập cùng thị trường ngoại hối thế giới.

Chương một đã đề cập đếp các nghiệp vụ trong TTNH.các nghiệp vụ này giúp chúng ta hiểu hơn về các hoạt động của thị trường ngoại hối.Từ những cái nhìn chung nhất để chúng ta đi sâu hơn vào để phân tích, tìm hiểu,tìm ra những bước đi đúng đắn của thị trường ngoại hối.TTNH ở các nước phát triển rất mạnh mẽ và có nhiều hình thức và nhiệp vụ.Mặc dù đây là thị trường mới của Việt Nam nhưng chúng ta đã có những hoạt động để thu được thành tích của thị trường này. Quản lý ngoại tệ ,điều chỉnh tỷ giá cho phù hợp với tình hình kinh tế.Đây là công tác chúng ta đã thu được thành công nhất định nhưng bên cạnh đó không có ít những hạn chế chúng ta mắc phải.Điều đó được thể hiện qua nên kinh tế Việt Nam năm 2007,công tác quả lý ngoại hối của chúng ta không tốt làm cho tỷ lệ lạm phát gia tăng,chỉ số tiêu dùng tăng mạnh. Điều này tác động rất lớn đến nền kinh tế có tốc độ phát triển rất cao này. Từ TTNH của Thái Lan và Trung quốc Việt Nam đã rút ra rất nhiều bài học và những kinh nhiệm và thất bại mà Thái Lan và Trung quốc mắc phải.Việt Nam là nước đi sau vì vậy chúng ta có những điều kiện rất tốt để học hỏi và tránh những sai lầm mà các nước đi trước mắc phải.Sau khi gia nhập WTO TTNH Việt Nam đã có những thành công và hạn chế nhất định.Chương hai đề cập đến tình hình ngoại hối Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO và những cam kết với tổ chức thương mại thế giới này khi chúng ta gia nhập tổ chức này.Gần hai năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới đã thể hiện vai trò quan trọng của thị trường này trong việc điều tiết nền kinh tế.Tầm quan trọng và vai trò của nó được thể hiện qua sự ổ định

kinh tế vĩ mô.Những giải pháp phát triển thị trường ngoại hối thông qua các chính sách được củ thể hóa qua chương ba.những giải pháp này được áp dụng để nhằm phát triển thị trường ngoại hối phải được tuân theo các quy tắc của WTO và chiến lược và định hướng mà chúng ta phải đã đặt ra.

Em xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy và hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Thường lạng đã giúp em có kiến thức để hoàn thành đề tài này. Rất mong nhận được ý kiến đánh giá và góp ý của thầy về những thiếu sót và hạn chế trong đề tài của em.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2008

Sinh viên

Một phần của tài liệu phát triển thị trường ngoại hối tại Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w