Khái niệm hợp đồng thương mại.

Một phần của tài liệu Đề tài các quy định về hợp đồng thương mại và vai trò của nó đối với các doanh nghiệp việt nam (Trang 35 - 42)

- Đối với cá nhân: Tên, số chứng minh thư và địa chỉ thường trú Nội dung này ghi chính xác theo chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc hộ khẩu và

1. Khái niệm hợp đồng thương mại.

Khái niệm về hợp đồng thương mại là một khái niệm mới, cho đến nay vẫn chưa có một học giả, nhà nghiên cứu nào đưa ra khái niệm này. Thông thường chúng ta đề cập đến hợp đồng thương mại nói chung hoặc đi sâu hơn nữa là hợp

đồng cung cấp dịch vụ hoặc hợp đồng cung ứng dịch vụ như trong Luật thương mại Việt Nam 2005 sử dụng. Vậy hợp đồng thương mại và hợp đồng cung cấp dịch vụ hay hợp đồng cung ứng dịch vụ có giống nhau không? và nên sử dụng tên gọi nào cho đúng nhất sẽ được làm sáng tỏ trong phần này. Để đưa ra được khái niệm về hợp đồng thương mại là gì? Tác giả sẽ đi từ những đặc tính cơ bản nhất của hợp đồng thương mại để làm sáng tỏ khái niệm này.

-Hợp đồng thương mại trước hết là hợp đồng: Hợp đồng là một khái niệm

xuất hiện từ lâu và hiện tại có khá nhiều khái niệm về hợp đồng. Chẳng hạn, điều 1, Bộ luật Thương mại thống nhất của Hoa Kỳ (Uniform Commerce Code – UCC) quy định “hợp đồng là sự tổng hợp các nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ sự thỏa thuận

của các bên”, Luật Hợp đồng năm 1999 của Trung Quốc quy định “Hợp đồng là sự thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự giữa các chủ thể bình đẳng, tự nhiên của các tổ chức”[2]. Như vậy, hiểu một cách đơn giản hợp đồng là một thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý giữa hai hay nhiều bên, những người đồng ý thực hiện hoặc không thực hiện một số hoạt động trong hiện tại hoặc trong tương lai. Điều 388 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định “hợp đồng

dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Theo đánh giá của giới nghiên cứu trong nước và nước

ngoài, khái niệm hợp đồng dân sự trong Bộ luật Dân sự 2005 có tầm khái quát và tương xứng với một khái niệm chung, áp dụng cho mọi loại hợp đồng chứ không chỉ dừng lại áp dụng cho hợp đồng dân sự.[3] Từ việc phân tích khái niệm về hợp đồng theo quy định của pháp luật một số nước, có thể đưa ra định nghĩa về hợp đồng như sau: “hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên, căn cứ vào quy định của

pháp luật, nhằm quy định quyền và nghĩa vụ đối với nhau khi thực hiện một công việc, một hoạt động hoặc một hành vi nhất định nào đó”.

Hợp đồng thương mại dịch vụ, do đó, cũng là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm thực hiện các hoạt động thương mại trong lĩnh vực dịch vụ. Vấn đề là ở chỗ, hoạt động thương mại – đối tượng của hợp đồng thương mại - có những điểm khác với

hoạt động dân sự. Vì vậy, cần phải làm rõ khái niệm về hoạt động thương mại và hoạt động thương mại trong lĩnh vực dịch vụ.

- Hợp đồng thương mại là hợp đồng thương mại: trên thế giới, các nước

thường không đưa ra khái niệm về hợp đồng thương mại nói chung mà chỉ đưa ra khái niệm về thương mại,[4] từ đó dẫn đến cách hiểu về hợp đồng thương mại. Luật mẫu của UNCITRAL về trọng tài thương mại đưa ra khái niệm thương mại: “Thuật

ngữ “thương mại” cần được giải thích theo nghĩa rộng liên quan đến tất cả các vấn đề phát sinh từ các quan hệ có bản chất thương mại, dù là quan hệ hợp đồng hoặc không phải là quan hệ hợp đồng. Những quan hệ có bản chất thương mại bao gồm, nhưng không giới hạn bởi các giao dịch sau: giao dịch thương mại để cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý thương mại; hoa hồng; thuê mua; xây dựng công trình; tư vấn; kỹ thuật; li-xăng; đầu tư; tài chính; ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận thăm dò hoặc khai thác; liên doanh và các hình thức hợp tác công nghiệp hoặckinh doanh khác; vận tải hàng hoá hoặc hành khách bằng đường hàng không; đường biển, đường sắt hoặc đường bộ”. Trong khi đó thương mại theo cách hiểu thông qua các hiệp định của WTO

bao gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại liên quan đến đầu tư, thương mại quyền sở hữu trí tuệ.

Pháp luật hiện hành Việt Nam hiện nay không đưa ra khái niệm hợp đồng thương mại cũng như khái niệm “thương mại” nói chung mà thông qua khái niệm hoạt động thương mại trong Luật Thương mại năm 2005 để làm rõ đặc điểm của khái niệm thương mại. Điều 3.1 của Luật Thương mại năm 2005 quy định: “hoạt

động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi...”. Từ đây, có thể hiểu hợp

đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các bên để thực hiện các hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi. Cũng theo tinh thần của Luật Thương mại năm 2005, hoạt động thương mại bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác[5], nghĩa là, bất cứ hoạt động nào nhằm mục đích sinh lợi thì đó là hoạt động thương mại. Pháp luật

Việt Nam thì nhấn mạnh khía cạnh sinh lợi để nói lên tính chất của hoạt động thương mại, sinh lợi không chỉ hiểu đơn thuần là lợi nhuận thông qua các con số có thể nhìn thấy ngay lập tức, mà sinh lợi còn bao gồm cả lợi ích kinh tế và tăng trưởng, phát triển của các doanh nghiệp, cá nhân tham gia hoạt động thương mại. Mặc dù cách qui định ở mỗi văn bản pháp lý khác về thương mại, nhưng bản chất của thương mại được thể hiện ở mục đích cuối cùng là sinh lợi.

-Hợp đồng thương mại là hợp đồng mua bán dịch vụ:Nếu như đối tượng mua bán trong thương mại hàng hóa là hàng hóa – các sản phẩm hữu hình thì trong thương mại dịch vụ, đối tượng mua bán lại là dịch vụ - các sản phẩm vô hình, “là những thứ mà khi đem bán không thể rơi vào chân bạn”.[6] Một điều lưu ý rằng các dịch vụ cũng như hàng hóa ở đây phải được pháp luật cho phép tiến hành mua bán, cung cấp, trao đổi.

Hợp đồng thương mại còn được gọi là hợp đồng mua bán dịch vụ, hợp đồng cung cấp dịch vụ. Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 không gọi hợp đồng này là hợp đồng mua bán dịch vụ mà gọi là hợp đồng cung ứng dịch vụ, để giải thích sử dụng từ cung ứng ở đây thay vì từ cung cấp hoặc mua bán dịch vụ thì xuất phát từ lịch sử của Việt Nam, khi các ngành dịch vụ trong thời kỳ bao cấp đều do Nhà nước quản lý và cung ứng cho người dân, do đó Luật vẫn sử dụng từ cung ứng dịch vụ ở đây. Tuy nhiên, với cách hiểu về cung ứng dịch vụ như điều 3 khoản 9 của Luật Thương mại năm 2005 thì có thể thấy hợp đồng cung ứng dịch vụ là sự thỏa thuận, theo đó một bên (gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ

cho bên khác và nhận thanh toán. Bên sử dụng dịch vụ (gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.

Khái niệm này nhìn nhận cung ứng dịch vụ dưới góc độ là một hoạt động thương mại. Theo đó, hoạt động cung ứng dịch vụ mang đầy đủ các đặc điểm của một hoạt động thương mại: có ít nhất hai bên tham gia và nhằm mục đích sinh lợi. Tuy nhiên, từ khái niệm nêu trên, có thể thấy luật quy định rất rõ rằng bên sử dụng dịch vụ (khách hàng) phải trả tiền dịch vụ. Mà trả tiền dịch vụ theo thỏa thuận với bên

cung cấp dịch vụ cũng có nghĩa là mua và bán dịch vụ hay rộng hơn và bao quát hơn đó là thương mại dịch vụ. Vì vậy, có thể nói, hợp đồng cung ứng dịch vụ là hợp đồng mua bán dịch vụ. Hợp đồng này cũng mang tính thương mại.

Từ cách hiểu trên có thể đưa ra khái niệm về hợp đồng thương mại như sau:

Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận hợp pháp giữa bên cung cấp dịch vụ và bên thuê dịch vụ nhằm xác lập, thay đổi và chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với nhau trong việc mua bán, cung cấp, trao đổi dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi.

2.Đặc điểm của hợp đồng thương mại

Là hợp đồng thương mại, hợp đồng thương mại mang tất cả đặc điểm của hợp đồng thương mại nói chung. Đó là đặc điểm về mục đích sinh lợi; đặc điểm về chủ thể là các thương nhân, các chủ thể kinh doanh – thương mại. Bên cạnh đó, hợp đồng thương mại còn có một số đặc điểm riêng của nó. Đó là:

Thứ nhất, đặc điểm cơ bản nhất của hợp đồng thương mại là về đối tượng của

hợp đồng. Như ở trên đã phân tích, đối tượng của hợp đồng cung ứng dịch vụ là dịch vụ - sản phẩm vô hình không tồn tại dưới dạng vật chất, do đó rất khó xác định chất lượng dịch vụ bằng những tiêu chí được lượng hóa. Bên cạnh đó, khác với hàng hóa hữu hình, dịch vụ là sản phẩm vô hình nên không thể lưu trữ được, vì vậy, trong việc mua bán hay cung ứng dịch vụ người ta không cần quan tâm đến nơi chứa dịch vụ, không quan tâm tới việc cất giữ, tồn kho hay dự trữ dịch vụ. Điều quan trọng nhất là các bên mua bán dịch vụ phải mô tả rất kỹ về dịch vụ, đặt ra những yêu cầu cụ thể mà mục tiêu các bên muốn hướng tới khi mua bán dịch vụ và điều này đòi hỏi các bên phải có sự am hiểu về tính chất của dịch vụ đó.

Thứ hai, chủ thể của hợp đồng thương mại thường được gọi là bên cung cấp

dịch vụ và bên thuê dịch vụ hay còn gọi là khách hàng. Đây là một điểm khác biệt so với hợp đồng mua bán hàng hóa. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa thường được gọi là bên bán và bên mua. Cách gọi này thể hiện được sự chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa trong quan hệ mua bán hàng hóa giữa hai bên, khi

nghĩa vụ của người bán không chỉ đơn thuần là giao hàng mà còn gắn liền với nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa đó cho người mua. Còn cách gọi các chủ thể của hợp đồng cung ứng dịch vụ phần nào cho thấy bản chất của hoạt động cung ứng dịch vụ, đó là việc một bên cung cấp dịch vụ nhưng không chuyển giao quyền sở hữu dịch vụ đó[7], bên kia sử dụng dịch vụ và có nghĩa vụ thanh toán.

Thứ ba, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại có thể là nghĩa vụ

theo kết quả công việc hoặc theo nỗ lực và khả năng cao nhất. Theo Luật Thương mại 2005 thì nghĩa vụ theo kết quả công việc là trừ khi có thỏa thuận khác trong hợp đồng, nếu tính chất của loại dịch vụ được cung ứng yêu cầu bên cung ứng dịch vụ phải đạt được một kết quả nhất định thì bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện việc cung ứng dịch vụ với kết quả phù hợp với các điều khoản và mục đích của hợp đồng.[8] Còn nghĩa vụ theo nỗ lực và khả năng cao nhất là nếu tính chất của loại dịch vụ được cung ứng yêu cầu bên cung ứng dịch vụ phải nỗ lực cao nhất để đạt được kết quả mong muốn thì bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện nghĩa vụ cung ứng dịch vụ đó với sự nỗ lực và khả năng cao nhất.[9]

Thứ tư, hợp đồng cung cấp dịch vụ có thể chịu sự điều chỉnh của điều ước

quốc tế về thương mại dịch vụ, luật quốc gia, tập quán thương mại quốc tế và thậm chí cả án lệ. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh thêm rằng, đối với hoạt động cung cấp dịch vụ, ngoài các nguồn luật nói trên thì hợp đồng mẫu được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt là các hợp đồng cung ứng dịch vụ vận chuyển hoặc các qui tắc của các tổ chức cung cấp dịch vụ cũng là một trong những cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên.

3.Phân loại hợp đồng thương mại dịch vụ

Có nhiều cách phân loại hợp đồng thương mại dựa trên tiêu chí khác nhau để phân loại:

- Căn cứ vào tính chất quốc tế của hợp đồng có thể chia hợp đồng thương mại quốc tế và hợp đồng thương mại nội địa. Theo WTO và Luật Thương mại Việt

Nam 2005 thì tính chất quốc tế của hợp đồng thương mại sẽ dựa vào sự di chuyển của bên cung cấp dịch vụ và bên nhận dịch vụ hoặc sự di chuyển của dịch vụ được cung cấp.

- Căn cứ vào phân ngành của WTO thì có thể chia thành 12 nhóm hợp đồng thương mại như sau: Hợp đồng thương mại kinh doanh; Hợp đồng thương mại truyền thông; Hợp đồng thương mại dịch vụ xây dựng và kỹ sư công trình; Hợp đồng thương mại phân phối; Hợp đồng thương mại giáo dục; Hợp đồng thương mại các dịch vụ môi trường; Hợp đồng thương mại các dịch vụ tài chính; Hợp đồng thương mại xã hội và liên quan đến sức khỏe; Hợp đồng thương mại du lịch và lữ hành; Hợp đồng thương mại các dịch vụ văn hoá và giải trí; Hợp đồng thương mại các dịch vụ vận tải; Hợp đồng thương mại khác.

- Căn cứ vào mục tiêu của dịch vụ, thì có thể chia hợp đồng thương mại được chia làm 4 nhóm như sau: nhóm 1: Hợp đồng thương mại phân phối: vận chuyển, lưu kho, bán buôn, bán lẻ, quảng cáo, môi giới...; nhóm 2: Hợp đồng thương mại sản xuất: ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, các dịch vụ về kỹ sư và kiến trúc công trình, dịch vụ kế toán kiểm toán, dịch vụ pháp lý... nhóm 3: Hợp đồng thương mại xã hội: dịch vụ sức khỏe, y tế, giáo dục, dịch vụ vệ sinh, dịch vụ bưu điện, viễn thông, các dịch vụ nghe nhìn và các dịch vụ xã hội khác… Nhóm 4: Hợp đồng thương mại cá nhân: dịch vụ sửa chữa, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ giải trí, dịch vụ văn hoá, du lịch...

- Căn cứ vào dịch vụ quy định trong Luật Thương mại 2005 thì có những loại hợp đồng thương mại sau: Hợp đồng dịch vụ khuyến mại; Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại; Hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ; Hợp đồng đại diện cho thương nhân; Hợp đồng ủy thác; Hợp đồng đại lý; Hợp đồng gia công; Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa; Hợp đồng dịch vụ quá cảnh; Hợp đồng nhượng quyền thương mại.

- Căn cứ vào Bộ luật dân sự Việt Nam 2005, mặc dù đây là các hợp đồng dân sự, tuy nhiên nếu mục đích của hợp đồng gắn với mục đích là sinh lợi thì các hợp đồng này sẽ là hợp đồng thương mại như đã phân tích ở phần trên, do đó chúng ta có thể có những loại hợp đồng thương mại sau: Hợp đồng bảo hiểm; Hợp đồng vận chuyển gồm vận chuyển hành khách và vận chuyển tài sản; Hợp đồng gia công; Hợp đồng gửi giữ tài sản; Hợp đồng ủy quyền; Hợp đồng dịch vụ.

- Căn cứ vào nghĩa vụ của dịch vụ thì chia thành hợp đồng thương mại theo kết quả công việc và hợp đồng thương mại theo nỗ lực khả năng cao nhất như đã phân tích ở phần đặc điểm hợp đồng thương mại dịch vụ.

- Căn cứ về mặt nội dung có thể chia thành hợp đồng thương mại đơn giản như hợp đồng sửa chữa hàng hóa (từ hàng hóa là máy vi tính đến dịch vụ sửa chữa tàu biển v.v...), hợp đồng chăm sóc sắc đẹp, hợp đồng vận chuyển hàng hóa... và các hợp đồng dịch vụ phức tạp như hợp đồng xây dựng, hợp đồng đào tạo, hợp đồng cung cấp dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm...

Một phần của tài liệu Đề tài các quy định về hợp đồng thương mại và vai trò của nó đối với các doanh nghiệp việt nam (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w