Vùng kinh tế trọng điểm là vùng kinh tế có nhiều thuận lợi, thời cơ, cơ hội nhưng đây cũng là vùng có nhiều khó khăn, thách thức:
+ Là vùng có nhiều Ngân hàng hoạt động, do đó sự cạnh tranh trên tất cả các lĩnh vực hoạt động Ngân hàng từ tranh giành lôi kéo khách hàng, huy động vốn, tín dụng, các sản phẩm dịch vụ, các tiện ích đều quyết liệt, gay gắt. Hầu hết trên tất cả các lĩnh vực hoạt động Ngân hàng từ nguồn vốn, tín dụng, dịch vụ, thanh toán (L/C), chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, kiều hối, chiết khấu, … thị phần và thị trường của các chi nhánh thuộc BIDV đều đang thấp thua so với các Ngân hàng bạn. Tín dụng trung, dài hạn có nhỉnh hơn nhưng đang mất dần lợi thế.
+ Nhiều cơ chế chính sách của Nhà nước cho hoạt động của các doanh nghiệp và Ngân hàng còn chưa cụ thể, đồng bộ như các quy định về thế chấp cầm cố, giao dịch bảo đảm, …
+ Hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước còn kém hiệu quả, chưa đáp ứng được các điều kiện an toàn tín dụng, nhu cầu vay vốn lớn, dịch vụ nhiều nhưng năng lực tài chính, tài sản đảm bảo không đáp ứng và không an toàn. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển nhanh mạnh nhưng chưa tuân thủ các nguyên tắc quản lý, chưa thực hiện được kiểm toán, chính sách thuế, hạch toán chưa chấp hành đầy đủ, …
+ Hoạt động của các chi nhánh chứa đựng nhiều yếu tố chưa thực sự bền vững. Tổng tài sản có tăng trưởng nhưng tăng trưởng chưa tích cực, sử dụng vốn nhất là vốn khả dụng chưa tốt, hiệu quả chưa cao do chênh lệch giá mua - giá bán thấp (huy động vốn cao, cho vay thấp), nợ quá hạn đang có xu hướng gia tăng, có chi nhánh xuất hiện nợ xấu phức tạp, chưa chấp hành các văn bản chỉ đạo uỷ quyền, cho vay vượt mức phán quyết, xử lý nợ xấu còn thấp, các sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, đon điệu, công nghệ còn bất cập, chưa có đột phá, chậm đổi mới và cải tiến, tiền gửi tổ chức kinh tế giảm mạnh, trích dự phòng rủi ro chưa theo được thông lệ quốc tế, mạng lưới còn mỏng.
+ Trong các hoạt động kinh doanh chưa đi sâu vào phân tích đánh giá rủi ro, hiệu quả kinh tế; công tác tự kiểm tra, kiểm soát còn nhiều yếu kém; chiến lược kinh doanh, chính sách khách hàng, chính sách kinh doanh (nguồn vốn, tín dụng, dịch vụ) chưa rõ ràng cụ thể, chậm được chỉnh sửa đổi
mới và cụ thể hoá hoàn thành nhiệm vụ mục tiêu, các giải pháp để hướng tới sự phát triển.
+ BIDV chưa xác định rõ định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, các chính sách, các giải pháp, các biện pháp cụ thể cho vùng kinh tế trọng điểm, đặc biệt là cơ chế đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tài chính, trụ sở, …
+ Hội sở chính còn chưa quan tâm và còn lúng túng trong việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới dựa trên nền tảng thông tin.