2.1. Cần có một chính sách lãi suất đồng bộ.
Thứ nhất tiền lãi suất cho vay bằng nội tệ cần phải dựa trên các cơ sở
sau:
+ Tỷ lệ lạm phát : lãi suất danh nghĩa phải được xác định cao hơn tỷ lệ lạm phát để đảm bảo một tỷ lệ lãi suất thực dương.
+ Tỷ suất lợi nhuận bình quân: giới hạn tối đa đối với tỷ lệ lãi suất là tỷ suất lợi nhuận bình quân.
+ Cơ cấu rủi ro: mức độ rủi ro của một khoản vay xác định lãi suất của khoản vay đó, theo đó rủi ro càng cao thì lãi suất càng cao.
Hiện nay chúng ta áp dụng chung một trần lãi suất cả cho ngắn, trung và dài hạn theo em đó là một nghịch lý và cho vay trung dài hạn mức độ rủi ro cao hơn nên lãi suất cho vay phải cao hơn và lãi suất huy động cũng phải cao hơn.
+ Cơ cấu ưu tiên: một mức lãi suất thấp hơn sẽ áp dụng cho các khu vực được ưu tiên như khu vực các doanh nghiệp quốc doanh hay khu vực các doanh nghiệp quốc doanh hay khu vực nông nghiệp khu vực sản xuất háng xuất khẩu.
Hiện nay các doanh nghiệp quốc doanh khi vay vốn thì không cần tài sản thế chấp, khu vực sản xuất hàng xuất khẩu cũng có những ưu tiên. Nhưng đối với khu vực nông thôn thì hiện nay chúng ta quy định trần lãi suất cho vay là 1,05% /tháng cao hơn trần lãi suất cho vay đối với khu vực thành thị (0,85%/tháng) đó là một nghịch lý và cần phải được thay đổi vì khu vực nông thôn chỉ có thể tự cấp được 30% nhu cầu vốn, cần đườc khuyến khích phát triển....
+ Chi phí hoạt động của ngân hàng.
Lãi suất cho vay phải bù đắp được các chi phí hoạt động cho ngân hàng và đảm bảo có lãi cho các ngân hàng.
Thứ hai: Mối quan hệ giữa lãi suất cho vay bằng nội tệ và các loại lãi
- Tiền lãi suất cho vay bằng ngoại tệ và nội tệ phải cân xứng với nhau tuỳ theo sự biến động của tỷ giá , tốc độ mất giá của đồng nội tệ và đồng sản tệ sao cho chi phí vay vốn bằng nội tệ hay ngoại tệ đeèu như nhau.
- Tiền lãi suất cho vay và lãi suất tái cấp vốn đều là các công cụ của chính sách tiền tệ. Chúng cần được điều hành đồng bộ với nhau để thực hiện tốt các mục tiêu của chính sách tiền tệ.
- Tiền lãi suất cho vay và lãi suất của các công cụ trên thị trường mở. Ví dụ để giảm mức cung tiền chúng ta có thể tăng trần lãi suất hoặc đặt mua các tín phiếu trên thị trường mở với mức lãi suất ấn định cao.
2.2. Thực hiện lãi suất cơ bản để tiến tới tự do hoá lãi suất .
Tháng 1/1998 chúng ta đã bỏ quy định về mức chênh lệch bình quân 0,35%. Đó là một bước đi để tiến tới tự do hoá lãi suất. Để thực hiện tự do hoá lãi suất chúng ta cần phải thực hiện lãi suất cơ bản.
Lãi suất cơ bản có thể được hiểu theo nhiều nội dung khác nhau. Đó là - Lãi suất trần do NHTW quy định (như ở nước ta) có thể là.
+ Lãi suất cho vay tối đa. + Lãi suất cho vay tối thiểu.
- Lãi suất sàn do NHTW quy định có thể là + Lãi suất tiền gửi tối thiểu
+ Lãi suất tiền gửi tối đa
Nhưng cơ sở nào để xác định lãi suất cơ bản thì đó là một vấn đề còn nhiều tranh cãi.
Hiện nay có một số quan điểm tiếp cận lãi suất cơ bản như sau:
+ Quan điểm thứ nhất cho rằng nên lấy lãi suất tái cấp vốn của NHNN làm lãi suất cơ bản, theo quan điểm này vô hình chung đã phủ nhận nội dung điều luật 18 của luật NHNN là NHNN xác đinhj nội dung và công bố lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn, như vậy có sự phân định giữa lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cơ bản mà NHNN đã quy định đối với khoản tín dụng mà NHNN quy định thực hiện cho vay cuối cùng với ba hình thức:
NHNN cho vay chiết khấu và tái chiết khấu đối với các thương phiếu của NHTM.
NHNN cho vay đối với giá trị các hợp đồng tín dụng chưa đến hạn hợp đồng của các NHTM.
NHNN cho vay cầm cố bất động sản và thế chấp các chứng từ có giá khác của NHTM. Lãi suất tái cấp vốn của ba hình thức chủ yếu này được NHNN sử dụng để thắt chặt hoặc mở rộng tín dụng đối với nền kinh tế qua đó thực hiện chính sách tiền tệ. ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển thì NHNN thường sử dụng lãi suất chiết khấu và lãi suất tái chiết khấu để điều khiển lãi suất tín dụng, trong khi ở nước ta hình thức này chưa suất hiện do vậy lãi suất tái cấp vốn chưa thể chi phối.
+ Quan điểm thứ hai cho rằng vẫn duy trì lãi suất trần hiện nay và xem đó là lãi suất cơ bản nhưng có thể quy định mức biên độ tuy nhiên chúng ta đã chấp nhận lãi suất trần lại còn có biên độ dao động.
+ Quan điểm thứ ba cho rằng việc xác định lãi suất cơ bản trên cơ sở lãi suất đầu vào đồng thời công bố giới hạn tối đa để NHTM được phép ấn định lãi suất cho vay.
+ Quan điểm thứ tư cho rằng, học tập kinh nghiệm của Malaisya, NHNN quy định lãi suất cơ bản và cho phép các NHTM được cộng thêm một khoản tỷ lệ khi cho vay nhuưng không được cho vay thấp hơn lãi suất cơ bản.
Nhưng theo em thì cần có một lãi suất sàn để làm lãi suất cơ bản
2.3. Đã đến lúc cần một lãi suất sàn.
Chính sách trần lãi suất nhằm bảo vệ cho người đi vay không bị ép bởi các ngân hàng. Nhưng chính sách trần lãi suất chỉ thích hợp trong trường hợp.
+ Nhu cầu tín dụng lớn hơn cung tín dụng
+ Ngân hàng hoạt động trong một môi trường độc quyền.
Trong điều kiện như vậy, ngân hàng luôn cho vay với mức lãi suất cao, không quan tâm nhiều đến việc tiết kiệm chi phí và thái độ phục vụ.
Tuy nhiên, tình hình năm 1999 (nhất là các tháng cuối năm 1999) điều kiện của thị trường đã thay đổi. Nhu cầu vốn đã thu hẹp, các NHTM không cho vay ra được trong khi đó các TCTD lại gia tăng số lượng dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt giữa các TCTD. Việc cạnh tranh giành thị trường hầu như là bằng cách hạ lãi suất. Điều này làm cho rủi ro cao nhưng tỷ suất lại nhỏ. dẫn tới sự vội vã trong kiểm tra các điều kiện vay vốn để giành giật khách hàng, dẫn tới việc không quan tâm đến tính thời vụ, tính chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp và làm cho tính rủi ro càng cao hơn. Việc hạ lãi suất như vậy làm cho các ngân hàng bị thiệt hại có thể thua lỗ, phá sản.
Trước tình trạng như thế thì chính sách lãi suất điều hành bằng trần lãi suất xem ra không còn thích hợp. Lúc này không còn ngân hàng nào áp dụng lãi suất tối đa để cho vay vì sẽ không có khách hàng vay, mà chỉ cố gắng tối thiểu lãi suất để giành khách hàng.
Do đó để tránh tình trạng trên, gây thiệt hại cho ngân hàng, ngày 6/12/1999 bốn NHTM QD đã thống nhất sàn lãi suất cho vay không thấp hơn 0,75%/tháng khi các NHTMQD hạ lãi suất cho vay thì các NHTMCP tất yếu cũng phải hạ lãi suất cho vay (có thể còn phải thấp hơn của các NHTMQD) để có thể cạnh tranh giành khác hàng.
Nhưng sự thống nhất về sàn lãi suất cho vay của bốn NHTM quốc doanh chưa thể hiện một chính sách điều hành bằng lãi suất . Bởi lẽ nó chưa mang tính pháp lý đối với các NHTM đang hoạt động tại Việt Nam. Nhất là đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, thực tế đã có một số NH này cho vay với lãi suất 0,68% tháng.
Vì vậy, chúng ta cần một chính sách, nghĩa là sàn lãi suất phải được NHNN ban hành. Tỷ lệ bao nhiêu còn cần được xem xét tới nhiều yếu tố liên quan như lãi trả cho tiền gửi huy động, phí hoạt động cần thiết của NH, tỷ giá tỷ lệ dự trữ, tỷ lệ lạm phát... khả năng kinh doanh và tỷ suất phát triển bình quân của các doanh nghiệp.
Khi áp dụng một lãi suất sàn cần có các lưu ý sau:
+ Một là, lãi suất sàn chỉ áp dụng ở khu vực thành thị, nơi có nhiều ngân hàng đóng trụ sở và là nơi đã và đang có các điều kiện thuận lợi thu hút sự
đầu tư và dễ huy động vốn, bởi vì chính nơi đây đang diễn ra sự cạnh tranh lãi suất gay gắt theo chiều hướng bất lợi.
+ Hai là, lãi suất sàn không cần áp dụng ở khu vực nông thôn nơi đang thiếu vốn; một nơi nghèo, chậm phát triển đang cần sự đầu tư với lãi suất ưu đãi hơn để tăng trưởng; do đó, không cần phải khống chế sàn lãi suất cho khu vực này, đây là khu vực cơ sở phát triển cho toàn bộ nền kinh tế đất nước; vì thế ở khu vực này phải được bảo vệ bằng trần lãi suất (việc đầu tư ở khu vực nông thôn cần hiểu là cho vay trực tiếp cho sản xuất hoặc xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất). Sự không khống chế lãi suất sàn ở khu vực nông thôn trong điều kiện hiện nay sẽ tạo ra một luồng chảy vốn từ các ngân hàng ở thành thị về nông thôn, từ đó mới có điều kiện phát triển kinh tế hàng hoá ở nông thôn.
+ Ba là, lãi suất sàn cũng cần phải quy định luôn cho trung và dài hạn theo nguyên tắc, lãi suất sàn trung và dài hạn lớn hơn lãi suất sàn ngắn hạn.
Tóm lại , một chính sách lãi suất sàn ở giai đoạn này với những lý do như đã trình bày ở trên là điều cần thiết. Hơn nữa, chúng ta chưa có điều kiện đủ cho việc áp dụng chính sách tự do hoá lãi suất, khi mà ngân hàng vẫn phải trả lãi cho tiền gửi, chứ không phải thụ phí của tiền gửi để phục vụ cho khách hàng những tiện ích của dịch vụ.