Xây dựng chiến lược thu hút FDI

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CHDCND LÀO ĐẾN NĂM 2020 (Trang 44 - 47)

III. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cưòng thu hút FDI vào

2. Xây dựng chiến lược thu hút FDI

Do quan niệm về FDI ở các nước không hoàn toàn giống nhau. Do đó xây dựng chiến lược thu hút FDI cũng khác nhau tùy thuộc vào điều kiện thực tiễn của từng nước, với lợi thế của mình về tài nguyên, thiên nhiên và nguồn nhân lực cùng với hệ

thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vốn có. Thu hút FDI của Lào nhằm tranh thủ nguồn vốn công nghệ và kinh nghiệm quản lý để phát triển kinh tế - xã hội. Về kinh tế xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu được coi là mục tiêu quan trọng nhất. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy muốn đạt được các mục tiêu trên cần phải có chính sách nhất quán.

Vốn ĐTNN sẽ góp phần tích cực và quan trọng tạo ra cơ sở hiện thực cho quá trình tăng trưởng mạnh mẽ nền kinh tế của Lào trong thời gian tới. Tuy không tránh khỏi những hạn chế chung, phổ biến đối với Lào trong việc thu hút FDI, thông qua chuyển giao công nghệ mới, đặc biệt là phương pháp và năng lực kinh doanh tiên tiến, để góp phần tạo ra một sinh khí mới và một năng lực mới cho nền kinh tế, đưa sản phẩm nước Lào tiếp tục hoà nhập vào các thị trường quốc tế, với yếu cầu chất lượng cao, mặt khác, tạo ra động cơ xúc tác, kích thích các cơ sở sản xuất trong nước phát triển, phải chủ động thoát ra khỏi tình trạng lạc hậu, trì trệ kéo dài, góp phần thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn. FDI vào Lào đã góp phần tạo ra những năng lực sản xuất mới, góp phần giải quyết vấn đề công ăn việc làm và thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.

Nguồn vốn FDI thực hiện trong 5 năm 2006-2010 gồm vốn thực hiện của các dự án đã được cấp phép trong các năm trước năm 2006 nhưng chưa được triển khai thực hiện, vốn thực hiện của các dự án mới được cấp phép trong 5 năm 2006-2010 và vốn bổ sung của các dự án đang thực hiện. Dự kiến thực hiện nguồn vốn này trong 5 năm 2006-2010 đạt 3,12 tỷ USD, trong đó công nghiệp chiếm 60%, nông lâm ngư nghiệp chiếm 10% và dịch vụ chiếm 30%.

Bảng 3.4: Cân đối nguồn vốn theo phương án phát triển cơ bản Đơn vị: Tỷ kíp STT Phương án cơ bản 2006-2010 2011-2020 Tỷ kíp % vốn %GDP Tỷ kíp % vốn %GDP

1 Cân đối nguồn vốn 69.490 100,0 31,6 391.000 100,0 32,5 1.1 Vốn nhà nước 29.020 41,8 13,0 139.022 35,6 12,0 Vốn ngân sách 4.728 6,8 2,1 34.756 8,9 3,0 Vốn ODA 24.292 35,0 10,9 104.267 26,7 9,0 1.2 Vốn dân cư 6.790 9,8 3,0 57.926 14,8 5,0 1.3 Vốn FDI 33.680 48,5 15,6 194.052 49,6 16,75

Nguồn: Chiến lược đầu tư quốc gia giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của CHDCND Lào

Tính chung, toàn bộ nguồn vốn đầu tư thu hút từ bên ngoài đưa vào thực hiện trong 5 năm 2006-2010 đạt khoảng 5,1 tỷ USD, chiếm 77% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội. Có thể xem đây là thời kỳ bùng nổ đầu tư là cơ hội để đưa nước Lào vượt lên thoát khỏi cảnh nghèo. Mọi hoạt động đầu tư khác phải xoay quanh việc phát huy tối đa khả năng cung ứng trong nước để phục vụ đầu tư các công trình lớn của Chính phủ. Đây cũng có thể xem như một thách thức lớn đối với Nhà nước Lào để nắm lấy vận hội phát triển. Nếu bỏ qua các vận hội thì cơ hội sẽ thuộc về các nước khác.

Ở thời kỳ 2011-2020 nước Lào đã bước vào giai đoạn ổn định và phát triển, nguồn đầu tư trong nước đã khá ổn định, chất lược nguồn nhân lực trong nước đã được nâng cao một bước, cơ cấu nguồn vốn giữa trong nước và ngoài nước được cải thiện, đã có thể chủ động bố trí phát triển toàn diện giữa các ngành, vùng, nhà nước có điều kiện chú ý hơn cho đầu tư phát triển vùng sâu, vùng xa. Sự tham gia đầu tư của các nhà đầu tư tư nhân trong nước cũng phong phú hơn.

Về đầu tư phát triển sản xuất: khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước đầu tư sản xuất hàng hoá quy mô lớn trong các ngành chế biến nông lâm sản (gỗ, bột giấy và giấy, cao su, cà phê, điều, thức ăn chăn nuôi…), khai thác chế biến khoáng sản. Phát huy cao vai trò của khu vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ du lịch. Khai thác đầy đủ thế mạnh và tiềm năng của Lào, song song với việc phát triển KH-CN ngang tầm khu vực.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CHDCND LÀO ĐẾN NĂM 2020 (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w