Những vấn đề còn tồn tạ

Một phần của tài liệu ĐTTTNN ở Việt Nam giai đoạn 1996-2001, thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 46)

III. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1996-2001:

2. Những vấn đề còn tồn tạ

2.1. Xu hướng giảm nguồn vốn ĐTTTNN trong những năm gần đây:

Từ số liệu ở bảng 6 cho thấy trong 3 năm 1997, 1998, 1999, vốn đầu tư liên tục giảm sút. Năm 2000 và 2001, mặc dù đã có dấu hiệu khởi sắc nhưng số vốn đăng ký hai năm năm này so với số vốn đăng ký năm 1996 (là 86.410 triệu USD) thì vẫn còn rất thấp. Xu hướng này cũng nằm trong xu hướng suy giảm dòng vốn ĐTTTNN trên thế giới hiện nay.

2.2. Cơ cấu vốn đầu tư mặc dù đã có cải thiện nhưng vẫn còn nhiều bất hợp lý: hợp lý:

Về cơ cấu ngành, vốn đầu tư chỉ tập trung vào những ngành nghề có khả năng mang lại lợi nhuận cao như các ngành công nghiệp và xây dựng, nên đầu tư vào các ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp như ngành nông - lâm - thuỷ sản vẫn còn quá nhỏ. Về cơ cấu đầu tư theo địa bàn, phần lớn vốn đầu tư tập trung vào các trung tâm kinh tế (như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội...) chưa chú ý đến các tỉnh miền núi nông thôn. Theo đối tác, gần 70% vốn ĐTTTNN là từ các nước Châu Á, vốn từ

Mỹ và Tây Âu còn hạn chế. Điều này cho thấy sự không đồng đều trong cơ cấu đầu tư theo ngành, theo lĩnh vực cũng như theo đối tác.

2.3. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn ĐTTTNN còn thấp, số doanh nghiệp khai lỗ ngày càng tăng, ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước. Một phần tình trạng này là do sự thiếu thiện chí của nhà đầu tư nước ngoài, chẳng hạn, một số nhà đầu tư cố tình tăng chi phí đầu vào, chi phí cho quảng cáo, khiến cho một số DNLD liên tục bị lỗ vốn. Kết quả là bên Việt Nam phải tự rút lui khỏi liên doanh và nhà đầu tư nước ngoài đạt được mục đích của mình là xâm chiếm được thị trường. Tình trạng khai lỗ của doanh nghiệp ĐTTTNN còn khiến cho nhà nước mất đi một số nguồn thu như thuế thu nhập và các khoản thuế khác.

2.4. Hạn chế trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ

Theo đánh giá của một số chuyên gia công nghệ thì có khoảng 30-40% số dự án ĐTTTNN tiếp nhận được công nghệ thích hợp, đạt trình độ và mang lại hiệu quả tương đối cao; phần còn lại là những công nghệ trình độ kỹ thuật cao nhưng không phù hợp hoặc công nghệ lạc hậu, kém hiệu quả gây ô nhiễm môi trường. Từ đó dẫn đến việc sản xuất ra những sản phẩm có tính cạnh tranh không cao và gây ô nhiễm môi trường.

2.5. Những tác động tiêu cực về chính trị - văn hoá - xã hội. Chẳng hạn như

việc chảy máu chất xám từ khu vực cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp quốc doanh sang khu vực các doanh nghiệp ĐTTTNN. Một số dự án đầu tư lợi dụng sự không rõ ràng trong quy định về quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam để sản xuất hàng nhái, hàng giả...

Những hạn chế kể trên không phải là ngẫu nhiên, chúng xuất phát từ những nguyên nhân nhất định.

Một phần của tài liệu ĐTTTNN ở Việt Nam giai đoạn 1996-2001, thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w