Với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng công thương – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 69 - 72)

III. Các kiến nghị

2. Với Ngân hàng Nhà nước

2.1. Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là thị trường trao đổi, cung cấp ngoại tệ nhằm giải quyết các nhu cầu về ngoại tệ giữa các ngân hàng với nhau. Ngân hàng Nhà nước tham gia với tư cách là người mua - bán cuối cùng và chỉ can thiệp khi cần thiết. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng phát triển giúp cho ngân hàng thương mại có thể mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ, tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán quốc tế phát triển. Để mở rộng và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, Ngân hàng nhà nước phải mở rộng đối tượng tham gia vào hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, đa dạng hoá các loại ngoại tệ, các hình thức giao dịch trên thị trường và phải giám sát thường xuyên hoạt động của thị trường, quản lý quá trình mua bán của các ngân hàng trên thị trường.

2.2. Xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với thị trường

Tỷ giá có tính nhạy cảm cao, ảnh hưởng rất rộng đến tất cả các hoạt dộng của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế cần phải xây dựng một cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với thị trường. Nhà nước không nên trực tiếp ấn định tỷ giá mà chỉ can thiệp ở tầm vĩ mô trên thị trường ngoại hối để tỷ giá biến động có lợi cho nền kinh tế.

KẾT LUẬN

Trên thế giới, trong thời đại ngày nay, mỗi quốc gia độc lập thường xuyên phải tiến hành những mối quan hệ đa dạng và phức tạp, trên mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị, ngoại giao...Trong đó, quan hệ kinh tế thường chiếm vị trí quan trọng và là cơ sở cho các mối quan hệ quốc tế khác. Quá trình tiến hành các hoạt động nêu trên, tất yếu nảy sinh những nhu cầu chi trả, thanh toán tiền tệ giữa các chủ thể ở các quốc gia. Từ đó đặt ra nhu cầu thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế.

Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế và thương mại quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO thì thanh toán quốc tế đã trở thành một hoạt động cơ bản, không thể thiếu của các NHTM. Trong quá trình phát triển, hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng nảy sinh những vấn đề cần được nghiên cứu để tìm ra giải pháp giúp cho hoạt động này phát triển.

Trên cơ sở thực tiễn tại NHCT HK, vận dụng những kiến thức đã tiếp thu được, trong chuyên đề này em đã đề cập đến thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động TTQT tại NHCT HK

Mặc dù đã cố gắng nhưng vì vốn kiến thức tích luỹ của cá nhân em chưa thật sâu sắc và thiếu kinh nghiệm thực tế nên bản chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được các thầy cô giáo đóng góp ý kiến cho bài viết được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Cô giáo – PGS.TS Nguyễn Thị Bất đã hướng dẫn em rất tận tình. Em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị cán bộ Ngân hàng đã giúp đỡ em hoàn thành bản chuyên đề này.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng công thương – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w