CHƯƠNG III:MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY DỆT 19-

Một phần của tài liệu “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực trong công ty Dệt 19-5”. (Trang 36 - 61)

QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY DỆT 19-5

3.1.Phương hướng phát triển Công Ty trong thời gian tới. 3.1.1.Phương hướng phát triển Công ty trong những năm tới.

Mục tiêu phát triển

-Tiếp tục đầu tư chiều sâu, đầu tư mở rộng sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm để phấn đấu trở thành đơn vị sản xuất và cung cấp các sản phẩm có uy tín trong ngành dệt may, da, giày và là một nhà sản xuất quần áo chất lượng cao cung cấp cho thị trường EU và Mỹ.

-Mở rộng thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.

-Bảo đảm tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 16 - 18% đối với các chỉ tiêu GTSXCN và doanh thu, thu nhập người lao động tăng 4, 1%

-Phấn đấu đến năm 2010 đầu tư xong nhà máy liên hợp sợi, dệt, nhuộm và may ở khu công nghiệp Đồng Văn – Hà Nam.

-Chuyển dần từng bước ở các khu vực hiện nay trong nội thành sang dịch vụ khác như: xây nhà ở, siêu thị, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê

Bảng 3.1: Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2008-2012

TT Chỉ tiêu Đơn vị thực hiện 2008 Dự kiến 2009 Dự kiến 2010 Dự kiến 2011 Dự kiến 2012 1 Giá trị sản xuất công nghiệp tỷ đồng 200 210 256 272 297 2 Tổng doanh thu tỷ đồng 210 250 275 282 307 3 Sản phẩm chủ yếu 1000 USD 4.410 4.568 4.602 5.160 5.624 4 Giá trị xuất khẩu 1000USD 4.480 4.637 4.684 5.213 5.682 5 Giá trị nhập khẩu 1000 USD 4.250 4.534 4.571 5.179 5.645 6 Lợi nhuận hoặc lỗ

phát sinh tỷ đồng 3,2 3,5 3,9 4,2 4.5 7 Nộp ngân sách nhà nước tỷ đồng 4,2 4,5 4,8 4,9 5.3 Nguồn. Phòng Tài vụ Định hướng phát triển

-Tập trung mọi nguồn lực, tăng nhanh vốn, tiếp tục mở rộng hơn nữa quy mô sản xuất, thực hiện đa dạng sản phẩm sản xuất kinh doanh, trước mắt hoàn thiện sản xuất may thêu, sau đó mở rộng hướng sản xuất mới. Tiếp tục mở rộng sản xuất dệt, sợi, may, thêu ở khu công nghiệp Đồng Văn – Hà Nam, phát huy công suất tự có và đầu tư mới, đầu tư theo chiều sâu trang thiết bị, máy móc, các dây truyền công nghệ phục vụ cho sản xuất. Xây dựng và mở rộng quan hệ với các đối tác nước ngoài, tiến tới xuất khẩu trực tiếp để tăng kim ngạch xuất khẩu, sản xuất tối đa sản phẩm dệt, sản phẩm sợi.

-Tiếp tục giữ vững và mở rộng thị trường trong nước, Mở rộng mối quan hệ đối tác tin cậy với các bạn hàng truyền thống, đẩy mạnh tìm kiếm các đối tác mới, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn hàng.

- Công ty đã xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002, được cấp chứng chỉ SA8000 về trách nhiệm xã hội và SE14000 về trách nhiệm môi trường. Mục tiêu phấn đấu của Công ty là quy các bộ tiêu chuẩn trên về bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng toàn diện TQM nhằm bước nữa nâng cao chất lượng sảm phẩm, nâng cao hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tất cả các chỉ tiêu kế hoạch của công ty đều khá cao chứng tỏ nỗ lực, quyết tâm của toàn thể cán bộ công nhân viên chức trong doanh nghiệp. Ngoài các chỉ tiêu kinh tế xã hội, công ty còn đề ra một số chỉ tiêu phong trào như: liên tục giữ vững danh hiệu đơn vị quản lý xuất sắc của sở công nghiệp thành phố Hà Nội, giữ vững Đảng bộ xuất sắc của Đảng uỷ thành phố Hà Nội, giữ vững danh hiệu sản xuất tiên tiến của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, …

3.1.2.Phương hướng phát triển nguồn nhân lực trong Công Ty giai đoạn 2008- 2012.

-hoàn thiện cơ cấu lao động trong công ty những năm tới ngày càng hợp lý hơn.đảm bảo luôn đáp ứng được với yêu cầu sản xuất của công ty từng thời gian mà vẫn giữ được sư tinh gọn

-Bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý để đáp ứng yêu cầu của sản xuất, quản lý của nền kinh tế thị trường.

3.2.Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực trong Công Ty Dệt 19- 5.

3.2.1.Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn thực hiện công việc cho từng công việc cụ thể.

*Cơ sở lý luận

Đánh giá thực hiện công việc đóng một vai trò rất quan trọng trong quản trị nhân sự . Đánh giá thực hiện công việc cung cấp cho nhà quản trị các thông tin làm cơ sở cho việc

phân loại , xét thưởng , cũng như kỷ luật lao động, đồng thời nó cũng là cơ sở để xem xét ra các quyết định tuyển dụng, đào tạo lao động….Để đánh giá thực hiện công việc được chính xác thì điều trước tiên phải xây dựng được một hệ thống các tiêu chuẩn thực hiện công việc cho từng công việc cụ thể để làm cơ sở để đưa ra các đánh giá một cách chính xác.Việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cho từng công việc được tiến hành tùy vào tình hình thay đổi về chất lượng nguồn nhân lực,cơ cấu sản phẩm và tình hình biến đổi công nghệ trong công ty. Xây Dựng tiêu chuẩn thực hiện cho một công việc sẽ được tiến hành theo một trình tự như sau:

+Tại mỗi nơi công nhân làm việc có quy trình sản xuất tương đồng như bộ phận may, bộ phận dệt,…Phòng Kỹ Thuật sẽ chọn ra một nhóm các lao động để tiến hành thực hiện công việc tại mỗi bộ phận đó một cách riêng biệt.

+ Thông báo cho nhóm Công Nhân biết được công việc của Phòng và yêu cầu Công Nhân tiến được công hành công việc một cách bình thường. Để họ có thể hiểu rõ việc,giúp cho hoạt động sản xuất được tiến hành mà người lao động cảm thấy thoải mái như lao động hàng ngày.Nhằm đảm bảo công việc sản xuất của công nhân được tiến hành một cách bình thường nhất.Việc làm này phải dựa trên sự giúp đỡ của các bộ phận sản xuất trong việc tạo điều kiện làm việc bình thường nhất cho người lao động.

+Việc kiểm tra này sẽ được tiến hành trong một khoảng thời gian tầm 10 ngày để có thể đảm bảo được tính chính xác trong cả một thời gian dài trong kỳ sản xuất kinh doanh.kết quả đạt được sẽ được Phòng tập hợp và xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn cho từng công việc cụ thể dựa trên cơ sở hệ thống này phải phù hợp với năng lực công nghệ của Công Ty. +Bản tiêu chẩn thực hiện công việc này sẽ được chuyển tới Giám Đốc để ký và phê duyệt và tiến hành thực hiện trong kỳ kinh doanh.

Hiện tại công ty Dệt 19-5 hệ thống tiêu chuẩn thực hiện công việc được giao cho phòng kỹ thuật thực hiện.Thực tế các tiêu chuẩn đánh giá này còn chưa phù hợp với trình độ hiện tại của người lao động cũng như năng công nghệ hiện có nên nhiều tiêu chuẩn không được sử dụng làm căn cứ đánh giá. Một mặt hệ thống tiêu chuẩn thực hiện công

việc đã được phòng kỹ thuật xây dựng từ cách đây khoảng 7 năm, và trong những năm vừa qua ít được chú ý thay đổi , do đó trong điều kiện kinh doanh luôn luôn biến động như hiện nay thì nó càng ngày càng tỏ ra không phù hợp, không còn là thước đo đánh giá chính xác kết quả lao động.Mặt khác hệ thống tiêu chuẩn thực hiện công việc được phòng kỹ thuật xây dựng một cách độc lập , còn thiếu sự phối hợp với các đơn vị liên quan nên nhiều tiêu chuẩn còn chưa phù hợp trong hoàn cảnh thực tế sản xuất , nhiều tiêu chuẩn còn mang tính lý thuyết. mà trong thực tế đến ngay cả người lao động tốt nhất cũng chưa làm được.

*Nội dung giải pháp .

Nhà máy phải quan tâm thực hiện thường xuyên tới việc xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc. Căn cứ vào tình hình hoạt động cùng kỳ công ty phải quan tâm tới việc thường xuyên đánh giá xem xét điều chỉnh các tiêu chuẩn phù hợp với những hoàn cảnh mới nảy sinh như thay đổi về thiết bị kỹ thuật, về nguyên vật liệu để có thể xây dựng hệ thông tiêu chuẩn mới phù hợp.Nguyên nhân là do đối với mỗi loại nguyên vật liệu, mới tính chất khác nhau không thể dựa trên hệ thống tiêu chuẩn cũ để đánh giá đươc.Còn đối với sự thay đổi của may móc công nghệ mới thì việc thay đổi là cần thiết.Không thể chỉ dựa vào các thông số kỹ thuật để xây dựng lên hệ thống tiêu tiêu chuẩn thực hiên công việc.Đồng thời trong việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn thực hiện công việc , phòng kỹ thuật cần phối hợp với các đơn vị liên quan tới công việc đó.Như ,các mối quan hệ với các Phòng Vật Tư, để thường xuyên nắm bắt được sớm nhất tình hình thay đổi của nguyên vật liệu , Phòng Lao Động Tiền Lương để có thể dựa vào công tác tiền lương ,thưởng có những tác động tâm lý ,điều kiện vật chất nhất định tới tình hình người lao động.Qua đó thường xuyên cho xây dựng hệ thống việc liên hệ với các cán bộ quản lý dưới phân xưởng để họ đảm bảo cho công tác của người lao động tiến hành một cách bình thường nhất trong việc tiến hành thực hiện xây dựng tiêu chuẩn công việc .Mặt khác có thể thông qua ý kiến của người am hiểu về tình hình lao động thực tế trong đơn vị cũng như về công việc, phòng Kỹ Thuật có thể xây dựng được một hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc phù hợp với từng công việc cũng như có thể áp dụng có hiệu quả trong. công tác đánh giá thực hiện công việc của người lao động

Dựa trên những thay đổi về các hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian qua,có một số tiêu chuẩn thực hiện công việc cần phải thay đổi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.2:Tiêu chuẩn thực hiện công việc

Tiêu chuẩn thực hiên Công việc Đơn vị tính Hiện tại Đề xuất -Tiêu chuẩn lỗi sản phẩm tại bộ phận may sơ

bộ

% 12 8

-Tiêu chuẩn lỗi sản phẩm ở bộ phận dệt % 7 5 -Tiêu chuẩn lỗi sản phẩm ở bộ phận đóng gói % 2 1

-Tiêu chuẩn sản phẩm tại một máy ở bộ phận may

Chiếc/ca 13 12

Một số tiêu chuẩn trên được thay đổi chủ yếu dựa trên sự thay đổi của thực tế hiện tại của Công Ty. Số sản phẩm may yêu cầu cần giảm bớt để đảm công việc luôn hoàn thành được đúng với tiêu chuẩn thực hiện.Do hiện tại tiêu chuẩn này vẫn khá cao so với năng lực thực sự của người lao động.Nó quá gần so với năng suất kỹ thuật.chưa thực tế khiến việc nhận các đơn hàng có thể không hoàn hành đúng thời hạn.Mặt khác Ở bộ phận may hiện nay tập hợp nhiều lao động lành nghề hơn,mặt khác tất cả máy móc đều được nhập ngoại cần phải giảm lỗi ít hơn cho hoạt động này.nhằm phát huy tối đa năng lực của người lao động và xây dựng một mức thưởng hợp lý không quá dễ dàng mà có thể đạt được nếu không bỏ ra công sức lao động hợp lý,và đúng với năng lực hơn trong điều kiện kinh tế đang suy thoái như hiện tại.

Tương tự như vậy ở các bộ phận dệt và đóng gói các yêu cầu công việc cần phải được nâng cao hơn nữa nhằm phù hợp với công tác tổ chức tiết kiệm trong điều kiện kinh tế như hiện nay.

Tiêu chuẩn thực hiện công việc được xây dựng lại nhằm nâng cao hơn chất lượng của hoạt động sản xuất của Công Ty.Tránh chạy theo số lượng chỉ tiêu sản phẩm mà không quan tâm tới chất lượng của snar phẩm.Thông qua việc giảm bớt đi số sản phẩm cần hoàn thành và giảm lỗi cho các sản phẩm.giúp Công Ty có thể vừa đảm bảo được kế hoạch sản xuất một cách đúng thời hạn vừa tiết kiệm được thông qua giảm sản phẩm lỗi

3.2.2.Giải pháp về công tác tuyển dụng lao động .

3.2.2.1.Tạo sự linh hoạt trong tuyển dụng thông qua lập kế hoạch tuyển dụng thường xuyên hơn

*Cơ sở lý luận

Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh của nền kinh tế mở cửa(vừa mới gia nhập tổ chức thương mại lớn nhất thế giới WTO),hội nhập , với nền kinh tế thị trường có nhiều biến động . Điều này có ảnh hưởng lớn tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Môi trường kinh doanh biến đổi thường xuyên dẫn tới yêu cầu nảy sinh và để thích ứng , tồn tại và phát triển phải có sự đổi mới tự hoàn thiện mình cho phù hợp với điều kiện mới , môi trường kinh doanh mới.Với môi trường kinh doanh luôn biến động như vậy thì hàng năm,thậm chí là từng quý các kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng thay đổi sao cho phù hợp với môi trường bên ngoài.chính vì thế việc tìm được nguồn nhân lực phù hợp cho từng thời kỳ phải được tiến hành một cách thường xuyên và linh hoạt nhằm tạo ra một đội ngũ nhân lực luôn phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công Ty. Mặt khác ta thấy được với đặc thù của một doanh nghiệp trong ngành dệt may thì nhu cầu lao động có sự co dãn theo từng thời kỳ.Số lượng hàng hóa được sản xuất ra phụ thuộc nhiều vào việc nhà máy có tìm được nhiều đơn hàng hay không?Đặc biệt là tùy thuộc vào từng thời kỳ khác nhau theo từng năm thì nhu cầu của thị trường đều có những thay đổi.Hiện tại thị trường chính của công ty là xuất khẩu sang các nước thuộc EU và thị trường Bắc Mỹ.Đây là 2 thị trường rất khó tính và yêu cầu có chất lượng cao.Vì thế khi Công Ty nhận được nhiều đơn hàng từ hai thị trường này điều cần thiết nhất là phải hoàn thành được sản lượng mua mà đối tác đã đưa ra trong hợp đồng kinh tế.Chính những điều

này làm cho công tác quản trị nhân lực trong Công Ty gặp nhiều khó khăn,vấn đề về thừa thiếu lao động thường xuyên xảy ra.vì thế hoạt động tuyển dụng cần phải thường xuyên hơn và luôn giữ được một cơ cấu hợp lý trong công ty theo từng năm.

* Nội dung của giải pháp.

Các công tác lập kế hoạch nhu cầu nhân lực trong Công Ty sau sẽ được tiến hành một cách thường xuyên để công ty có thể tạo được sự linh hoạt trong công tác tuyển dụng của mình

-Chiến lược, kế hoạch sản xuất của công ty phải được chuyển giao cụ thể tới từng bộ phận ,từng đơn vị để toàn thể công ty phải nắm rõ được nhiệm vụ và trách nhiệm của mình qua từng thời kỳ nhất định.

-Thông qua các nhiệm vụ cụ thể qua từng thời kỳ của mình, các đơn vị đánh giá xem xét lại năng lực của mình qua đó đưa ra các yêu cầu về bổ sung nguồn lực trong thời gian tới để đảm bảo được yêu cầu của công việc.Đây là bước công việc có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình tuyển dụng nó chỉ ra mục đích tuyển dụng , cách thức tiến hành tuyển dụng ….để bước công việc này được hoàn thành tốt công ty cần có những hỗ trợ cho các phòng ban đơn vị về việc thông báo chính xác, kịp thời các thông tin về chiến lược và kế hoạch sản xuất năm.

- Khi có được yêu cầu về bổ sung nhân lực của các đơn vị các cán bộ phòng tổ chức có nhiệm vụ tập hợp toàn bộ nhu cầu trên , qua đó đưa ra các hình thức tuyển dụng sao cho hợp lý dựa trên những hiểu biết về thị trường lao động cũng như những kiến thức tuyển dụng lao động mới.

Thông qua các chiến lược hoạt động kinh doanh và tính chất thời vụ của công ty thì các bộ phận , đơn vị thường xuyên báo cáo nhu cầu về nhân lực của mình tới phòng tổ chức để phòng thiết lập công tác tuyển dụng được phù hợp nhất.Tạo được sự linh hoạt trong tuyển dụng.

+ Đối với các bộ phận cán bộ văn phòng, các cán bộ kỹ thuật.Công Ty sẽ tiến hành tuyển dụng theo hàng quý theo nhu cầu của từng đơn vị phòng ban.do đối với đội ngũ lao động

Một phần của tài liệu “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực trong công ty Dệt 19-5”. (Trang 36 - 61)