Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng

Một phần của tài liệu bài báo cáo thực địa tuyến thành phố hồ chí minh - duyên hải miền trung - tây nguyên (Trang 32 - 37)

I. Tỉnh Ninh Thuận

5. Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng

Một góc của Bảo tàng Lâm Đồng

Vị trí: Bảo tàng nằm trên một ngọn đồi cao ở số 4 đường Hùng Vương, cách trung tâm

thành phố Đà Lạt chừng 3km về hướng đông bắc.

Đặc điểm: Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng là nơi trưng bầy nhiều hiện vật truyền thống và lịch

sử của địa phương, đặc biệt là những hiện vật thể hiện truyền thống văn hóa của vùng đất Lâm Đồng.

Ngôi nhà của người dân tộc

Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng trước đây đặt tại dinh thị trưởng cũ, trên một đỉnh đồi cao quanh co rất thơ mộng... được mệnh danh là “con đường tình ái”. Do cơ sở này được chuyển giao cho quân đội quản lý nên bảo tàng đã tạm ngưng hoạt động từ tháng 10/1990 đến 22/12/1996 thì hoạt động trở lại phục vụ khách tham quan và du lịch tại dinh Nguyễn Hữu Hào. Nơi đây nguyên là tòa biệt thự do ông Nguyễn Hữu Hào xây tặng con gái là Nam Phương Hoàng hậu.

Nhà sàn truyền thống người K'ho trong khuôn viên bảo tàng

Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng có nhiệm vụ sưu tầm và giới thiệu các nghiên cứu, phát hiện về khảo cổ học, dân tộc học và kháng chiến qua 2 thời kỳ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Hiện nay bảo tàng đang có 9 phòng trưng bày gồm các chuyên mục:

• Các hiện vật khảo cổ do cơ quan công an và quản lý thị trường thu giữ.

Các động vật được trưng bày

Linga - Yoni tại phòng trưng bày đồ cổ

• Các hiện vật khảo cổ tại duy chỉ Đại Làng.

• Các hiện vật khảo cổ tại duy chỉ Đại Lào và Đạ Đờn.

• Các hình thức cư trú, các dụng cụ săn bắt và hái lượm.

• Các nghề truyền thống.

• Các trang phục và sinh hoạt.

Trò chơi dân gian tại Bào tàng

• Các hiện vật về 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Nhà sàn truyền thống của người Mạ trong khuôn viên bảo tàng

Không chỉ dừng lại ở một bảo tàng đơn thuần, với chủ trương đa dạng hóa các hoạt động nhằm thu hút khách tham quan và du lịch, nơi đây sẽ dần dần định hình như một trung tâm sinh hoạt văn hóa. Bốn nhà sàn đặc trưng của các dân tộc bản địa Mạ, K’Ho, Churu sẽ được sưu tầm và đây cũng là nơi tổ chức giới thiệu một số sinh hoạt truyền thống như làm gốm, đan lát, dệt thổ cẩm... hoặc tổ chức các lễ hội như đâm trâu, cồng chiêng, uống rượu cần vào những dịp đặc biệt…

Mô hình cồng chiêng

Ngoài ra, du khách còn được mục kích những bộ đàn đá Di Linh, B’Lao khá nổi tiếng có niên đại từ 3.500-3.000 năm, các di tích kiến trúc P’Roh (huyện Đơn Dương), Cát Tiên (huyện Cát Tiên), các di chỉ khảo cổ được khai quật từ mộ táng của các dân tộc bản địa như Đại Làng (huyện Bảo Lâm), Đại Lào (thị xã Bảo Lộc), Đạ Đờn (huyện Lâm Hà)… Đây là bộ sưu tập khá phong phú với gần 10.000 tiêu bản gốm sứ, hiện vật đồng, sắt có giá trị tầm cỡ ở khu vực Đông Nam Á. Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng đang có những nỗ lực nhằm tạo cho mình một sức hấp dẫn riêng biệt.

Một phần của tài liệu bài báo cáo thực địa tuyến thành phố hồ chí minh - duyên hải miền trung - tây nguyên (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w