Thiết kế logic

Một phần của tài liệu “Phân tích hệ thống dịch vụ ngân hàng điện tử thông qua kênh giao tiếp SMSBanking tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình” (Trang 42 - 43)

hàng điện tử thông qua kênh giao tiếp smsbanking.

2.3.3.3.Thiết kế logic

Mục đích của giai đoạn này là xác định một cách chi tiết và chính xác những cái gì mà hệ thống mới phải làm để đạt được những mục tiêu đã được thiết lập từ giai đoạn phân tích mà vẫn luôn tuân thủ những ràng buộc của môi trường.

Việc thiết kế logic bắt đầu bằng việc thiết kế CSDL cho hệ thống thông tin mới. Phương pháp thiết kế các bộ phận của hệ thống thông tin sẽ theo trật tự sau: thiết kế cSDL, thiết kế xử lý và thiết kế các dòng vào. Với mỗi nhiệm vụ trên cần phải bổ sung hoàn chỉnh tài liệu và hợp thức hoác mô hình.

Thiết kế CSDL:

Thiết kế CSDL là xác định yêu cầu thông tin của người sử dụng hệ thống thông tin mới. Công việc này đôi khi rất phức tạp, không chỉ là việc phân tích viên gặp người sử dụng để hỏi họ danh sách dữ liệu mà họ cần để tạo CSDL cho hệ thống. Thiết kế CSDL bằng phương pháp mô hình hóa:

Khái niệm cơ bản:

Thực thể trong mô hình logic dữ liệu: được dùng để biểu diễn những đối tượng cụ thể hoặc trừ tượng trong thế giới thực mà ta muốn lưu trữ thông tin về chúng. Một thực thể có thể là nhân lực, tổ chức, nguồn lực hữu hình,… Thực thể cho một sự liên tưởng tới một tập các đối tượng có cùng đặc trưng, chứ không phải một đối tượng riêng biệt.

Thực thể được biểu diễn bằng một hình chữ nhật có ghi tên thực thể bên trong.

Liên kết: Một thực thể không tồn tại độc lập với các thực thể khác. Có sự liên kết qua lại giữa các thực thể khác nhau. Khái niệm liên kết hay quan hệ được dùng để trình bày thể hiện những mối liên hệ tồn tại giữa các thực thể.

===============================================

Thực thể

Ví dụ:

Số mức độ liên kết: Để thiết kế tốt các sự trợ giúp quản lý của hệ thống thông tin, ngoài việc biết thực thể này liên kết với thực thể khác ra sao cần phải biết có bao nhiêu lần xuất của thực thể A tương tác với mỗi lần xuất của thực thể B và ngược lại. Có 3 loại liên kết: Liên kết loại một-một, liên kết loại một- nhiều và liên kết loại nhiều nhiều.

Chiều của một liên kết: Chiều của một quan hệ chỉ ra số lượng các thực thể tham gia và quan hệ đó. Người ta chia các quan hệ làm 3 loại: một chiều, hai chiều và nhiều chiều.

Quan hệ một chiều là quan hệ mà một lần xuất của một thực thể được quan hệ với một lần xuất của chính thực thể đó.

Mối quan hệ hai chiều là quan hệ trong đó có hai thực thể liên kế với nhau. Mối quan hệ nhiều chiều là một quan hệ có nhiều hơn hai thực thể tham gia.

Thuộc tính: Thuộc tính dùng để mô tả các đặc trưng của một thực thể hoặc một quan hệ. Có 3 loại thuộc tính: Thuộc tính mô tả, thuộc tính định danh và thuộc tính quan hệ. Thuộc tính định danh là thuộc tính dung để xác định một cách duy nhất mỗi lần xuất của thực thể. Thuộc tính mô tả dung để mô tả về thực thể. Thuộc tính quan hệ dùng để chỉ một lần xuất nào đó trong thực thể có quan hệ. Một quan hệ được định danh bằng việc ghép định danh của các thực thể tham gia vào quan hệ.

Một phần của tài liệu “Phân tích hệ thống dịch vụ ngân hàng điện tử thông qua kênh giao tiếp SMSBanking tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình” (Trang 42 - 43)