Lời giải bài toán minh họa 1 Lý thuyết cơ sở

Một phần của tài liệu Đề Tài: TỔNG QUAN VỀ MẠNG QUANG doc (Trang 41 - 43)

a. Bộ trung chuyển mạng:

4.2 Lời giải bài toán minh họa 1 Lý thuyết cơ sở

4.2.1 Lý thuyết cơ sở

.a Bài toán tìm đường đi ngắn nhất:

Cho đơn đồ thị liên thông, có trọng số G = (V, E). Tìm khoảng cách d(u0, v) từ u0 đến mọi đỉnh v của G và chỉ ra đường đi ngắn nhất từ u0 đến v. Ở đây ta sử dụng thuật toán Dijkstra do nhà toán học người Hà Lan E. Dijkstra đưa ra năm 1960.

Phương pháp của thuật toán Dijkstra là: xác định tuần tự đỉnh có khoảng cách đến u0 từ nhỏ đến lớn. Trước tiên, ta có d(u0, u0) = 0. Trong các đỉnh v ≠ u0 kề với u0, tìm đỉnh có khoảng cách k1 đến u0 là nhỏ nhất. Giả sử đó là u1, ta có

d(u0, u1) = k1

Trong các đỉnh v ≠ u0 và v ≠ u1 kề với u0 hoặc u1, tìm đỉnh có khoảng cách k2 đến u0 là nhỏ nhất. Giả sử đó là u2. Ta có:

d(u0, u2) = k2

Tiếp tục như vậy cho đến khi tìm được khoảng cách từ u0 đến mọi đỉnh của G. Giả sử có p đỉnh, ta có :

0 = d(u0, u0) < d(u0, u1) < d(u0, u2) < ... < d(u0, un)

Thuật toán Dijkstra

.1 i := 0

S := V \ {u0}

L(u0) := 0, L(v) := +∞ , ∀v ∈ S

Nếu p = 1 thì xuất d(u0, u0) và kết thúc .2 Với mọi đỉnh v ∈ S kề với ui

L(v) := min(L(v), L(ui) + m(ui, v))

Trong đó m(ui,v) là trọng số của đường đi từ ui đến v. .3 Xác định k = min L(v)

v ∈ S

Nếu L(vj) = k thì xuất d(u0,uj) ui+1 := vj

.4 S := S \ {ui+1} .5 i := i+1

Nếu i = p – 1 thì kết thúc. Nếu không thì quay lại bước 2.

.b Bài toán tô màu đồ thị:

Định nghĩa: Một đồ thị được gọi là phẳng nếu nó có thể vẽ được trên một mặt phẳng mà không có các cạnh nào cắt nhau (ở một điểm không phải là điểm mút của các cạnh). Hình vẽ như thế gọi là một biểu diễn phẳng của đồ thị.

Một đồ thị có thể là phẳng ngay cả khi nó thường được vẽ với những cạnh cắt nhau, vì có thể vẽ nó bằng cách khác không có các cạnh cắt nhau.

• Tô màu bản đồ

Mỗi bản đồ có thể coi là một đồ thị phẳng. Trong một bản đồ, ta coi hai miền có chung nhau một đường biên là hai miền kề nhau (hai miền chỉ có chung nhau một điểm biên không được coi là kề nhau). Một bản đồ thường được tô màu, sao cho hai miền kề nhau được tô hai màu khác nhau. Ta gọi một cách tô màu bản đồ như vậy là một cách tô màu đúng.

Để đảm bảo chắc chắn hai miền kề nhau không bao giờ có màu trùng nhau, chúng ta tô mỗi miền bằng một màu khác nhau. Tuy nhiên việc làm đó nói chung là không hợp lý. Nếu bản đồ có nhiều miền thì sẽ rất khó phân biệt những màu gần giống nhau. Do vậy người ta chỉ dùng một số màu cần thiết để tô bản đồ. Một bài toán được đặt ra là: xác định số màu tối thiểu cần có để tô màu đúng một bản đồ.

• Tô màu đồ thị

Mỗi bản đồ trên mặt phẳng có thể biểu diễn bằng một đồ thị, trong đó mỗi miền của bản đồ được biểu diễn bằng một đỉnh; các cạnh nối hai đỉnh, nếu các miền được biểu diễn bằng hai đỉnh này là kề nhau. Đồ thị nhận được bằng cách này gọi là đồ thị đối ngẫu của bản đồ đang xét. Rõ ràng mọi bản đồ trên mặt phẳng đều có đồ thị đối ngẫu phẳng. Bài toán tô màu các miền của bản đồ là tương đương với bài toán tô màu các đỉnh của đồ thị đối ngẫu sao cho không có hai đỉnh liền kề nhau có cùng một màu, mà ta gọi là tô màu đúng các đỉnh của đồ thị.

Số màu ít nhất cần dùng để tô màu đúng đồ thị G được gọi là sắc số của đồ thị G và ký hiệu là χ(G).

Ví dụ:

Hình 4.2: Đồ thị miền (a,b)

Ta thấy rằng 4 đỉnh b, d, g, e đôi một kề nhau nên phải được tô bằng 4 màu khác nhau. Do đó χ(G) ≥ 4. Ngoài ra, có thể dùng 4 màu đánh số 1, 2, 3, 4 để tô màu G như hình 2.4b. Như vậy χ(G) = 4.

Một phần của tài liệu Đề Tài: TỔNG QUAN VỀ MẠNG QUANG doc (Trang 41 - 43)