Rủi ro tín dụng:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu về quán ăn dinh dưỡng dành cho trẻ em tại TP long xuyên (Trang 41 - 48)

Chương 4 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Ch

4.3.Rủi ro tín dụng:

Về việc quản lý các khoản nợ quá hạn, tại Sacombank An Giang nợ quá hạn được phân thành 5 nhóm nợ tương ứng với thời hạn nợ kéo dài của khách hàng, cụ thể như sau:

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Có khả năng thu hồi

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; Các khoản nợ điều chỉnh

kỳ hạn trả nợ lần đầu. Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ

cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu; Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu

lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 2; Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ được cơ

cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 3 trở lên kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; Các khoản nợ khoanh, chờ xử lý; Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5

Với việc phân thành 5 nhóm nợ, Chi nhánh có cái nhìn cụ thể hơn về thời hạn nợ của khách hàng, bên cạnh đó Chi nhánh sẽ có những kế hoạch thu nợ cùng với việc trích lập dự phòng cụ thể trong năm cũng như các năm tiếp theo. Để xem xét kỹ hơn về rủi ro tín dụng tại Chi nhánh, trước tiên cần phải điểm lại tình hình nợ quá hạn Chi nhánh trong những năm 2005, 2006 và 2007.

SVTH: Vương Ngọc Sậm_Lớp DH5KD Trang 34

Sau đây là bảng thống kê nợ quá hạn tại Chi nhánh phân theo nhóm nợ:

Biểu đồ 4.4: Nợ quá hạn tại Chi nhánh qua từng năm

Đvt: triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo tín dụng Phòng Hỗ Trợ)

Nhìn vào biểu đồ ta thấy nợ quá hạn tại Chi nhánh có xu hướng biến động qua từng năm cụ thể từ năm 2005 nợ quá hạn khá cao đạt 1.076 triệu đồng, đây là năm đánh dấu lần đầu tiên thành lập Chi nhánh nên việc quản lý các khoản nợ chưa được quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên, sang năm 2006 nợ quá hạn đã được kéo giảm xuống một cách đáng kể chỉ còn 224 triệu đồng, điều đó cho thấy Chi nhánh đã có sự quản lý chặt chẽ các khoản nợ phát sinh, cũng như các khoản tiền vay của khách hàng. Nhưng sang năm 2007, nợ quá hạn tăng lên gần gấp 2 lần so với năm 2006 với tổng số nợ quá hạn là 509 triệu đồng, đây là năm có nhiều sự biến động về giá cả các mặt hàng, làm cho chỉ số giá tiêu dùng tăng cao. Bên cạnh đó, lạm phát tăng nhanh làm cho việc trả các khoản vay của các khách hàng chậm trễ dù có sự quan tâm của các cán bộ tín dụng.

Tuy nhiên, khi xét từng nhóm nợ cụ thể sau đây thông qua biểu đồ sẽ cho ta cái nhìn rõ hơn về nợ quá hạn tại Chi nhánh đang có những bất cập, hạn chế nào đang tồn tại

Biểu đồ 4.5: Nợ quá hạn theo từng nhóm nợ tại Chi nhánh qua từng năm

Đvt: triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo tín dụng Phòng Hỗ Trợ)

Trong năm 2005, nợ quá hạn thuộc nhóm 2 tăng khá cao 856 triệu đồng, ngoài ra nợ nhóm 4 cũng chiếm số lượng khá lớn cho thấy trong năm 2005 với việc mới thành lập Chi nhánh đã không có sự quản lý chặt chẽ nguồn vay nợ của khách hàng cũng như chưa có sự quan tâm đúng mức của các cán bộ tín dụng. Bước sang năm 2006, các nhóm nợ đều được quản lý chặt chẽ, do đó đã làm giảm đáng kể các nợ quá hạn của từng nhóm cụ thể như sau nợ quá hạn thuộc nhóm 2 từ 856 triệu đồng đã giảm xuống còn 13 triệu

đồng, nhóm 3 từ 63 triệu đồng giảm còn 44 triệu đồng, nhóm 4 từ 112 triệu đồng còn 40 triệu đồng, đánh dấu sự quản lý chặt chẽ các nguồn vốn vay của ngân hàng, nhưng nợ

nhóm 5 lại có xu hướng tăng lên từ 45 triệu đồng lên 127 triệu đồng, tăng nợ quá hạn cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn, đây là điều đáng báo động, vì nhóm 5 là nhóm có khả năng không thu hồi được nguồn tiền đã cho vay. Nguyên nhân là do việc không quản lý chặt các khoản nợ của các cán bộ tín dụng, mặt khác như đã nói như trên năm 2006 là năm có nhiều sự biến động về kinh tế nên việc trả nợ của các khách hàng có sự chậm trễ, thậm chí không còn khả năng trả nợ. Ngoài ra, công tác thẩm định của các cán bộ thẩm định trước khi cho vay còn lỏng lẽo, chủ quan. Sang năm 2007, nợ nhóm 3, 4 lại có xu hướng tăng lên tới 221 triệu đồng trong nhóm 3 và 237 triệu đồng trong nhóm 4, tuy nhóm 5 giảm mạnh từ 127 triệu đồng năm 2006 xuống còn 40 triệu đồng trong năm 2007, đó cũng là tín hiệu tốt trong việc quản lý nợ, nhưng việc vẫn còn nợ nhóm 5 và việc tăng lên của nhóm 3 và nhóm 4 thì Chi nhánh nên xem xét lại trong công tác thu hồi nợ.

SVTH: Vương Ngọc Sậm_Lớp DH5KD Trang 36

Xét về từng nhóm nợ thì cho ta có cái nhìn cụ thể như trên, khi xét đến nợ quá hạn của từng loại hình thì số liệu nợ quá hạn như sau

Bảng 4.9: Nợ quá hạn theo từng loại hình tại Chi nhánh qua từng năm

Đvt: triệu đồng

Nợ quá hạn theo từng loại hình Năm

2005 2006 2007

1. Nông nghiệp 50 39 350 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Tiêu dùng 1.026 185 132

3. Góp chợ 0 0 27

Tổng nợ quá hạn 1.076 224 509

(Nguồn: Báo cáo tín dụng Phòng Hỗ Trợ)

Tại Chi nhánh, nợ quá hạn theo loại hình thì chỉ tập trung vào ba loại hình là tiêu dùng, nông nghiệp, và góp chợ. Nhìn chung, nợ quá hạn tại chi nhánh có xu hướng biến động qua các năm cụ thể trong giai đoạn 2005-2007, cụ thể như sau trong năm 2005 tổng nợ quá hạn đạt 1.076 triệu đồng, nhưng sang năm 2006 thì con số này đã giảm còn 224

triệu đồng và sang năm 2007 lại tăng thêm 285 triệu đồng so với năm 2006 đạt 509 triệu đồng.

Trong số 1.076 triệu đồng nợ quá hạn trong năm 2005 thì nợ quá hạn trong tiêu dùng chiếm khá lớn với 1.026 triệu đồng, nông nghiệp chiếm 50 triệu đồng, sang năm 2006 thì số nợ quá hạn có xu hướng giảm trên cả nông nghiệp và tiêu dùng chỉ còn 39

triệu đồng giảm 11 triệu đồng so với năm 2005 trong nông nghiệp, và 185 triệu đồng

giảm 841 triệu đồng so với năm 2005 trong loại hình tiêu dùng. Nhưng trong năm 2007, nợ quá hạn lại tăng lên trong cả ba loại hình, tăng cao nhất là loại hình nông nghiệp từ 39 triệu đồng đã tăng lên 350 triệu đồng, do trong năm 2007 hạn hán, mất mùa, thiên tai,

dịch bệnh diễn ra nhiều nên việc cho vay nông nghiệp tăng và khả năng trả nợ của các khách hàng bị hạn chế nên đã góp phần làm tăng nợ quá hạn trong năm. Nợ quá hạn trong tiêu dùng tiếp tục giảm xuống còn hơn 132 triệu đồng. Trong loại hình góp chợ, tuy chỉ mới được hình thành từng năm 2006 và được phát triển trong năm 2007 thì số chợ đã tăng lên 12 chợ như đã phân tích ở phần trên, từ đó đã góp phần gia tăng nợ quá hạn tại Chi nhánh, cụ thể năm 2007 nợ quá hạn trong góp chợ là hơn 26 triệu đồng, cho thấy rằng khi càng tăng thêm loại hình cho vay thì nợ quá hạn tại Chi nhánh có xu hướng gia tăng, đó là điều Chi nhánh cần phải đặc biệt quan tâm.

Sau đây là một số chỉ tiêu cho thấy khả năng quản lý các khoản nợ quá hạn tại chi nhánh

Bảng 4.10: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại Chi nhánh qua các năm

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 2006 2007 Nợ quá hạn 1.076 224 509 Tổng dư nợ 69.711 293.356 676.795 TL NQH/Tổng DN (%) 1.54 0.08 0.08

(Nguồn: Báo cáo tín dụng Phòng Hỗ Trợ)

Nhìn vào bảng số liệu trên, khi xét về tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ thì tỷ lệ này luôn thấp hơn 2% so với qui định của ngân hàng là 5%, cụ thể trong năm 2005 tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 1,54%, trong năm 2006 là 0,08% và tỷ lệ này bằng với năm 2007. Với việc quản lý tốt tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ luôn thấp hơn 1% từ năm 2006 đến năm 2007, từ đó cho thấy khả năng kiểm soát nợ quá hạn tại Chi nhánh là khá tốt. Tiếp theo sau đây là một số chỉ tiêu về hệ số thu nợ và tỷ lệ rủi ro tín dụng tại Chi nhánh qua các năm

Bảng 4.11: Hệ số thu nợ qua các năm tại Chi nhánh

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 2006 2007 DSTN 30.800 329.613 1.522.786 298.813 1.193.173 DSCV 66.000 553.257 1.906.225 487.257 1.352.968 HỆ SỐ TN 46,67% 59,58% 79,88% 12,91% 20,31%

(Nguồn: Báo cáo tín dụng Phòng Hỗ Trợ)

Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy hệ số thu nợ tại Chi nhánh tăng qua các năm cụ thể trong năm 2005 hệ số thu nợ đạt 46,67%, do đây là năm đầu tiên thành lập Chi nhánh nên hệ số thu nợ chưa cao, sang năm 2006 thì hệ số thu nợ đạt trên 50% chỉ tăng hơn 12% so với năm 2005 điều đó nói lên trong một đồng doanh số cho vay thì Chi nhánh chỉ thu về khoản 50% đồng vốn mà ngân hàng bỏ ra. Vì vậy, tuy có sự gia tăng trong doanh số thu nợ và doanh số cho vay nhưng tốc độ tăng của hệ số thu nợ chưa cao cho thấy trong năm 2006 việc quản lý nợ tại Chi nhánh chưa thực sự tốt. Vào năm 2007, hệ số thu nợ đạt trên

70% tăng hơn 20% so với năm 2006 điều này có nghĩa trong một đồng doanh số cho vay

thì chi nhánh thu về khoản 70% đồng vốn- một hệ số khá cao, cho thấy Chi nhánh đã từng bước có sự quan tâm đúng mức trong việc quản lý các khoản nợ, và Chi nhánh đã từng bước hoàn thiện công tác thu hồi các khoản nợ.

Bên cạnh hệ số thu nợ, tỷ lệ rủi ro tín dụng cũng phản ánh được khả năng quản lý nợ của ngân hàng, đồng thời tỷ lệ này còn cho thấy lợi nhuận của ngân hàng qua hoạt động tín dụng. Dưới đây là tỷ lệ rủi ro tín dụng tại chi nhánh qua 3 năm

Bảng 4.12: Tỷ lệ rủi ro tín dụng tại Chi nhánh qua các năm

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 2006 2007 Tổng Dư nợ 69.711 293.356 676.795 223.645 383.439 Tổng TS có 85.819 309.629 732.442 223.810 422.813 TL RRTD 81,23% 94,74% 92,40% 13,51% -2,34%

(Nguồn: Báo cáo tín dụng Phòng Hỗ Trợ)

Nhìn chung qua 3 năm, thì tỷ lệ rủi ro tín dụng tại Chi nhánh luôn trên 80%, điều này nói lên rằng mức độ rủi ro mà ngân hàng gặp phải cũng khá lớn, đi kèm với rủi ro lớn thì lợi nhuận của ngân hàng cũng tăng theo. Nhìn vào bảng số liệu trên, năm 2006 là năm ngân hàng có tỷ lệ rủi ro cao nhất trong ba năm đạt tới 94,74%, với sự gia tăng trong tài sản cùng với dư nợ cao hơn rất nhiều so với năm 2005, cho thấy năm 2006 là năm Chi SVTH: Vương Ngọc Sậm_Lớp DH5KD Trang 38

nhánh có lợi nhuận cao, sang năm 2007 thì TL RRTD có sự xu hướng biến động theo chiều hướng giảm so với năm 2006 cụ thể đạt 92,40% và từ mức 13,51% trong sự chênh lệch giữa năm 2006/2005 xuống tới giá trị âm là -2,34% trong sự chênh lệch giữa năm 2007/2006, cho thấy Chi nhánh đã có những chính sách hạn chế việc tăng quá nhanh về lợi nhuận và thận trọng hơn trong việc hạn chế các rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.

Qua việc phân tích về nợ quá hạn theo nhóm nợ, theo loại hình và một số hệ số về hoạt động tín dụng thì tác giả đã nhận thấy các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại Sacombank An Giang xuất phát từ hai phía, trong đó có những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan cụ thể:

Nguyên nhân khách quan:

− Môi trường kinh doanh không ổn định, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay với sự tăng nhanh về giá cả các mặt hàng từ phục vụ tiêu dùng cho đến các sản phẩm phục vụ các mục đích khác đã làm cho lạm pháp tăng, chính điều này đã ảnh hưởng chung đến nền tài chính trong nước, trong đó hoạt động tín dụng tại các ngân hàng nói chung và Sacombank An Giang nói riêng cũng chịu ảnh hưởng, làm gia tăng nợ quá hạn cho chi nhánh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Môi trường pháp lý chưa đi vào khuôn khổ thống nhất. Đặc điểm nổi bật đó là các văn bản pháp lý liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng ngân hàng vừa thiếu, vừa thừa, vừa chồng chéo, vừa sơ hở, vừa bất cập. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng

− Thiên tai, địch họa, những điều kiện bất thường của thiên nhiên làm ảnh hưởng không thuận lợi cho người kinh doanh. Nguyên nhân này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nông nghiệp, như chúng ta đã biết nông nghiệp phụ thuộc phần lớn vào tự nhiên, cho nên trong năm 2006, 2007 nhiều dịch bệnh, hạn hán đã làm cho ngành nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, giá của một số mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu cũng bị kéo theo sự tăng giá của thị trường thế giới nên làm cho việc trả nợ của các nông dân chậm dẫn đến nợ quá hạn tăng, cụ thể tại Chi nhánh nợ quá hạn trong cho vay nông nghiệp tăng khá nhanh.

Nguyên nhân chủ quan:

Về phía cán bộ tín dụng:

Việc chưa tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc thẩm định, còn chủ quan trong việc định giá tài sản thế chấp của khách hàng đã góp phần gia tăng rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Ngoài ra, việc định giá các tài sản thế chấp chưa theo sát sự biến động giá của thị trường cũng gây ra khả năng mất phần vốn đã cho vay.

Ý thức chuyên môn của cán bộ tín dụng chưa cao trong việc quản lý các hồ sơ tín dụng nhiều hồ sơ còn thiếu sót một số giấy tờ cần thiết như tờ trình, phương án vay vốn của khách hàng…, bên cạnh đó cán bộ tín dụng tại Chi nhánh nói chung và các Phòng giao dịch tại các huyện thị trong tỉnh nói riêng còn tồn tại tư tưởng coi nhẹ việc đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn, cụ thể trong năm 2006 nợ nhóm 5 đã tăng khá nhanh và sang năm 2007 tuy có sự giảm xuống trong nợ nhóm 5 nhưng lại có sự gia tăng nợ trong nhóm 3 và nhóm 4.

Việc quản lý khách hàng cùng với việc thực hiện theo đúng quy trình tín dụng còn chưa tuân thủ đúng theo chính sách tín dụng đã đề ra. Do một cán bộ tín dụng phải quản lý quá nhiều khâu trong quy trình tín dụng từ việc thẩm định, làm hợp đồng đến việc theo dõi lịch trả nợ của khách hàng để nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn, chính điều SVTH: Vương Ngọc Sậm_Lớp DH5KD Trang 39

này đã gây ra áp lực cho cán bộ tín dụng, làm giảm chất lượng của hoạt động tín dụng tại Chi nhánh.

Về phía khách hàng:

Việc lập các báo cáo tài chính chưa thể hiện rõ, đầy đủ các thông tin về năng lực tài chính cùng với khả năng trả nợ. Ngoài ra, việc quản lý yếu kém trong hoạt động SXKD, bộ máy quản lý còn nhiều bất cập nhất là đối với các doanh nghiệp chưa phù hợp với hiện nay.

Giá trị các tài sản đảm bảo chưa đáp ứng đủ yêu cầu, giá trị của các trang thiết bị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu về quán ăn dinh dưỡng dành cho trẻ em tại TP long xuyên (Trang 41 - 48)