Nới lỏng vai trò điều hành của Nhà nước vào thị trường

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản phẩm ngoại hối phát sinh tại ngân hàng công thương việt nam (Trang 57 - 59)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.1.2 Nới lỏng vai trò điều hành của Nhà nước vào thị trường

Hoàn chỉnh và đẩy mạnh hoạt động của thị trường liên ngân hàng, cả thị trường nội tệ cũng như ngoại tệ. Đây là nơi mở ra con đường hợp lý nhất, hiệu quả nhất để NHNN có thể can thiệp vào cung cầu vốn, can thiệp vào cung cầu ngoại tệ trong những lúc cần thiết nhằm điều chỉnh lãi suất, điều chỉnh tỷ giá thị trường theo mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Mặt khác, các Ngân hàng thương mại luôn thực hiện cung ứng nhiều sản phẩm (dịch vụ) có liên quan đến ngoại tệ cho nhiều khách hàng, nên nhu cầu về ngoại tệ ở các ngân hàng là rất khác nhau. Do vậy, rủi ro về các khoản dư thừa hay thiếu hụt ngoại tệ của ngân hàng này có thể chuyển cho ngân hàng khác - chính những khoản này lại bù đắp tình trạng thiếu hụt hay dư thừa ở các ngân hàng tiếp nhận (hay bán) nó. Sự sôi động của thị trường liên ngân hàng là điều kiện cần thiết để các giao dịch hối đoái phái sinh phát triển một cách nhanh chóng và bền vững.

- Nới lỏng các quy định trong việc đáp ứng các nhu cầu mua ngoại tệ của các doanh nghiệp, làm tăng thêm độ thông thoáng của các giao dịch mua bán.

- Mở cửa thị trường tự do cho tất cả các định chế triển khai các hợp đồng phái sinh: Mở cửa thị trường các công cụ phái sinh để tránh tình trạng phổ biến hiện nay là Chính phủ chỉ cho phép một số định chế tài chính làm thí điểm. Trong những trường hợp như thế, giá trị các hợp đồng phái sinh sẽ chỉ là độc quyền của một số định chế tài chính, và ắt hẳn sẽ cao hơn giá trị thực của chúng. Tất cả những bóp méo trong giá trị các hợp đồng phái sinh sẽ đẩy sang phía người mua gánh chịu. Tác dụng ngược của các độc quyền này, hoặc là sẽ không tồn tại các công cụ phòng ngừa rủi ro trên thực tế, do giá phí quá cao làm nản lòng các nhà đầu tư, hoặc là các nhà đầu tư sẽ càng chấp nhận mạo hiểm tham gia canh bạc với cái giá phải trả

rất cao với hy vọng gỡ gạc lại bằng những hy vọng đầu cơ trên những bất ổn của giá cả thị trường. Không có khả năng nào có lợi cho nền kinh tế.

Hiện nay các giao dịch ngoại hối phái sinh đã qua thời kỳ thực hiện thí điểm, cần phải xem lại các điều kiện tham gia thị trường đối với các ngân hàng, mở rộng cửa cho nhiều ngân hàng có thể thực hiện các giao dịch này. Vì với số lượng thành viên tham gia quá hạn chế, các ngân hàng sẽ không dễ dàng tìm kiếm được giao dịch đối ứng để phân tán rủi ro sau mỗi lần thực hiện giao dịch với khách hàng.

- Quan tâm hơn nữa đến sự phát triển của thị trường ngoại hối không chính

thức vì sự tồn tại của thị trường này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động

mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối chính thức trong đó có giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi và giao dịch quyền chọn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản phẩm ngoại hối phát sinh tại ngân hàng công thương việt nam (Trang 57 - 59)