Hệ số này biểu hiện mối quan hệ giữa tổng tài sản mà hiện nay doanh nghiệp đang quản lý sư dụng với tổng số nợ phải trả.
Hệ số thanh toán tổng quát = Tổng tài sản Tổng nợ phải trả
Nếu H1>1: chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt, song nếu H1>1 quá nhiều thì cũng không tốt vì điều đó chứng tỏ doanh nghiệp chưa tận dụng cơ hội chiếm dụng vốn.
Nếu H1<1 và tiến dần tới 0 báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp giảm và mất dần, tổng tài sản hiện có không đủ trả số nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán.
Hệ số thanh toán hiện thời là mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của TSLĐ và đầu tư ngắn hạn với khoản nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là khoản nợ phải thanh toán trong kỳ, do đó doanh nghiệp phải dùng tài sản thực của mình để thanh toán bằng cách chuyển thành tiền trong thời gian 1 năm; vì vậy hệ số thanh toán hiện thời được xác định theo công hức sau:
Hệ số thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn
Nếu H2=2 là hợp lý nhất vì như thế thì doanh nghiệp sẽ duy trì được khả năng thanh toán ngắn hạn đồng thời cũng duy trì được khả năng kinh doanh.
Nếu H2>2: Thể hiện khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp dư thừa. Đôi khi H2>2 quá nhiều thì chứng tỏ vốn lưu động của doanh nghiệp đã bị ứ đọng, khi đó hiệu quả kinh doanh là không tốt.
Nếu H2<2: Cho thấy khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp chưa cao, nếu H2<2 quá nhiều thì doanh nghiệp không thể thanh toán được hết các khoản nợ ngắn hạn đến hạn, đồng thời mất uy tín với các chủ nợ, lại vừa không có tài sản để dự trữ kinh doanh.
Như vậy hệ số này duy trì ở mức cao hay thấp là phụ thuộc vào lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp. Nếu ngành nghề mà TSLĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản thì hệ số này lớn và ngược lại.