Thủ tục MONITOR và FINDOUT

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG hệ CHUYÊN GIA hỗ TRỢ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (Trang 53 - 57)

Trong chương 2 đã đề cập đến sự suy diễn của hệ thống dựa vào 2 thủ tục có sự hỗ trợ lẫn nhau là thủ tục MONITOR, đánh giá các luật và thủ tục FINDOUT, thu thập các thông tin cần thiết cho MONITOR. Hai thủ tục này gọi lẫn nhau theo cơ chếđệ qui.

Như chúng tôi đã đề cập trong chương 2, mỗi tham số (Parameter) trong cơ

sở tri thức của ECOCIN được lưu trữ kết hợp với các thuộc tính của nó. Trong số đó có 2 thuộc tính mà hệ suy diễn cần sử dụng là ASKFIRST và CONCLUDED-IN. Cờ ASKFIRST của một tham số cho phép thủ tục FINDOUT quyết định lựa chọn nhánh nào để thực hiện tiến trình ra quyết định trước. Chẳng hạn như tham số FIRM_NAME là một tham số nằm trong các giá trị khởi tạo của

đối tượng COMPANY, do đó, cờ ASKFIRST của tham số này là TRUE, FINDOUT sẽ hỏi người dùng về giá trị của Tham số này trước, nếu người dùng không có câu trả lời thì lúc đó mới dùng luật để suy diễn và kết luận giá trị cho tham số này.

Khi một luật mới được đưa vào trong cơ sở tri thức của ECOCIN, tên của luật đó sẽ được thêm vào trong thuộc tính CONCLUDED-IN của Tham số mà có trong phần kết luận của luật này. Do đó, thuộc tính này cho phép hệ suy diễn thu nhận về một danh sách các luật dùng để kết luận về giá trị của tham số được chỉ định. Trong mô hình FINDOUT ở trên, Y là một danh sách các luật được lấy từ

Luận văn tốt nghiệp Dương Lê Vũ Thiên

Fig 3.1 Cơ chế hoạt động của thủ tục MONITOR

Qui trình của thủ tục MONITOR :

Thủ tục MONITOR các luật:

Luận văn tốt nghiệp Dương Lê Vũ Thiên

2. Kiểm tra điều kiện đang được xét đã được thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết đểđưa ra quyết định chưa?

a.Nếu đủ rồi thì sang bước4. b.Nếu chưa thì sang bước 3.

3. Dùng cơ chế FINDOUT để thu thập các thông tin cần thiết, sau đó chuyển sang bước 4.

4. Kiểm tra có phải điều kiện này là true không? a.Nếu không thì chuyển sang bước 8. b.Nếu đúng thì chuyển sang bước 5.

5. Còn điều kiện nào mà chưa được xét hay không? a. Nếu còn thì chuyển sang bước 6.

b. Nếu hết rồi thì chuyển sang bước 7

6. Xét điều kiện kế tiếp trong phần Premise, quay lại bước 2.

7. Thêm kết luận của luật vào record đang thao tác của quá trình hiện thời, sau đó dừng thủ tục.

8. Loại bỏ luật này, dừng thủ tục.

Có thể mô tả qui trình của thủ tục FINDOUT như sau:

Cơ chếFINDOUT

1. Kiểm tra có phải giá trị ASKFIRST của Tham số là TRUE hay không? a.Nếu đúng sang bước 3.

b.Nếu không sang bước 2.

2. Nhận về một danh sách Y=List tất cả các luật có thể kết luận được giá trị

của Tham số, sang bước 7.

3. Hỏi người dùng về giá trị của Tham số, sang bước 4.

4. Kiểm tra có phải giá trị của Tham số là được biết hay không (Đã có trong Cơ sở dữ liệu động của hệ thống hay chưa)?

Luận văn tốt nghiệp Dương Lê Vũ Thiên

b.Nếu chưa có, nghĩa là người dùng không cung cấp giá trị cho tham số này, sang bước 5.

5. Rút ra Y=List tất cả các luật có thể từ đó kết luận được giá trị của Tham số, sang bước 6.

6. Gọi thủ tục MONITOR cho mỗi luật trong list Y, return. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Gọi thủ tục MONITORcho mỗi luật trong list Y,chuyển sang bước 8.

8. Kiểm tra có phải giá trị của Tham số đã được biết hay chưa (Đã có trong Cơ sở dữ liệu động của hệ thống hay chưa)?

a. Nếu đã có rồi, nghĩa là hệ thống đã sử dụng các luật để kết luận

được giá trị cho tham số này, return b.Nếu chưa có sang bước 9.

Luận văn tốt nghiệp Dương Lê Vũ Thiên

Fig 3.2 Cơ chế FINDOUT thu thập dữ liệu của một tham số

Như vậy, với cơ chế suy diễn lùi hướng đích của ECOCIN, luật đầu tiên

được đưa vào trong thủ tục MONITOR luôn luôn là luật đích.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG hệ CHUYÊN GIA hỗ TRỢ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (Trang 53 - 57)