Trọng số
II.Nhóm đất phi N.nghiệp
2. Đất chuyên dùng 8.750 1,4 10.338 1,63 26.271,7 4,13
III.Nhóm đất chưa sử dụng 381.396 60,12 342.102 53,81 242.082,56 38,06
Nguồn: Sở Tài nguyên-môi trường
b. Tài nguyên nước
Lào Cai có hệ thống sông suối được phân bố khá đều với 2 con sông lớn chảy qua là sông Hồng (130 km chảy qua tỉnh) và sông Chảy. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có hàng nghìn sông, suối, trong đó có 107 sông, suối dài từ 10 km trở lên. Hệ thống sông, suối dày với địa hình dốc tạo ra lợi thế cho Lào Cai trong phát triển thuỷ điện nhỏ và vừa.
Nguồn nước ngầm của tỉnh khá dồi dào, trữ lượng ước tính 30 triệu m3, trữ lượng động khoảng 4.448 triệu m3 với chất lượng khá tốt. Ngoài ra, Lào Cai còn có 4 nguồn nước khoáng, nước nóng có nhiệt độ khoảng 400C và nguồn nước siêu nhạt (Sa Pa), hiện chưa được khai thác, sử dụng. Đây sẽ là tiềm năng lớn để phát triển du lịch
c. Tài nguyên rừng
Lào Cai có diện tích rừng là 286.044,35 ha, chiếm 44,97% diện tích tự nhiên toàn tỉnh và chiếm 2,36% diện tích rừng cả nước; trong đó, diện tích rừng tự nhiên: 235.170,35 ha và 50.847 ha rừng trồng.
Thực vật rừng phong phú cả về số lượng loài và tính đa dạng, điển hình của thực vật. Riêng khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên đã thống kê có 2.847
loài thực vật, trong đó có nhiều loại quý hiếm như: Lát Hoa, Thiết Sam, Đinh, Nghiến, Pơ Mu…Động vật rừng có 442 loài chim, thú, bò sát… Diện tích rừng lớn, thảm thực vật phong phú và sự đa dạng các loài động vật là lợi thế của tỉnh trong phát triển công nghiệp khai thác, chế biến lâm sản; du lịch.
d. Tài nguyên khoáng sản
Lào Cai là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, trữ lượng lớn và có tính đại diện về chủng loại của cả nước. Đến nay đã phát hiện được 150 mỏ và điểm mỏ với trên 30 loại khoáng sản, trong đó có một số mỏ khoáng sản đã được thăm dò, đánh giá trữ lượng, chất lượng, cụ thể:
- Quặng sắt: Phân bố ở Quý Xa bên bờ phải sông Hồng (xã Sơn Thuỷ,
Văn Bàn) có trữ lượng địa chất: 120 triệu tấn, trữ lượng khai thác: 98 triệu tấn, hàm lượng sắt trong quặng là 53%.
Hiện trạng cơ sở hạ tầng ngoài mỏ không thuận lợi đòi hỏi vốn đầu tư lớn, mặt khác năng lực vận chuyển của tuyến đường sắt Hà Nội-Lào Cai còn hạn chế (không quá 500 ngàn tấn/ngày mỗi chiều) làm hạn chế hiệu quả và quy mô khai thác mỏ.
- Quặng đồng: Lào Cai có 2 mỏ đồng Sinh Quyền và Tả Phời. Mỏ đồng
Sinh Quyền có trữ lượng địa chất: 53,5 triệu tấn, hàm lượng đồng trong quặng trung bình 1,03%. Đây là mỏ đa kim, ngoài đồng còn thu hồi được: vàng (trữ lượng: 34,7 tấn); đất hiếm (trữ lượng: 333.134 tấn); lưu huỳnh (trữ lượng: 843.100 tấn); bạc (trữ lượng: 25 tấn). Đây là mỏ đồng lớn nhất ở Việt Nam, có thể khai thác lộ thiên.
- Apatit: Nguồn cung cấp nguyên liệu duy nhất cho công nghiệp sản
xuất phân lân. Hiện tại, giá thành quặng còn cao do chi phí trong tuyển quặng cao, đòi hỏi công nghiệp khai thác, tuyển quặng apatit của tỉnh cần đổi mới thiết bị như: sử dụng thuốc tuyển có tính năng tuyển chọn lọc cao.
- Đá vôi và sét xi măng: Trữ lượng khoảng 2 triệu tấn dùng làm nguyên
liệu sản xuất xi măng.
- Sét gạch, ngói: Mỏ sét (Giang Đông) với trữ lượng 1,5 triệu tấn đáp
ứng nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy gạch, ngói. Các mỏ sét đều nằm lộ thiên, khai thác dễ dàng.
- Cao lin: Mỏ cao lin (Sơn Mãn) trữ lượng khoảng 400 ngàn tấn, dùng
cho công nghiệp sản xuất sứ dân dụng.
- Fenspat: Đã phát hiện một số mỏ nhỏ cách thành phố Lào Cai khoảng
8 km trữ lượng: 5 triệu tấn, dung làm men sứ, thuỷ tinh.
Ngoài ra, Lào Cai còn có một số mỏ quặng có giá trị kinh tế cao như quặng Đôlomit (mỏ Cốc Xan) dùng làm vật liệu chịu lửa mác thấp, làm phụ gia cho luyện kim đen; quặng Grafit: mỏ Nậm Thi có trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, hàm lượng các bon nghèo 8-20%, dùng làm bôi trơn, đúc, làm ruột bút chì.
Như vậy, Lào Cai có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, quý hiếm với trữ lượng lớn. Đây là sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Lào Cai phát triển các ngành công nghiệp như: Luyện kim, hoá chất, phân bón, vật liệu xây dựng…
e. Tài nguyên du lịch
Lào Cai sở hữu tài nguyên du lịch và các giá trị nhân văn quý giá bậc nhất của vùng TDMNBB và cả nước. Khu du lịch nghỉ mát Sa Pa - một trong 21 trọng điểm du lịch của Việt Nam. Đỉnh núi Phan Xi Păng - nóc nhà của Việt Nam với dãy Hoàng Liên Sơn và khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Hoàng Liên rất hấp dẫn đối với cả các nhà nghiên cứu khoa học và khách du lịch.
Với hơn 20 dân tộc và người có thành phần dân tộc cùng sinh sống, Lào Cai là tỉnh rất phong phú về bản sắc văn hoá, truyền thống lịch sử, di sản văn
hoá... Ngoài ra, Lào Cai còn có nhiều di tích nổi tiếng như đền Bảo Hà, đền Thượng, kiến trúc nhà Hoàng A Tưởng…Không chỉ nhiều di sản vật thể và phi vật thể, Lào Cai còn sở hữu một kho tàng văn học dân gian đồ sộ đến nay vẫn chưa được khám phá hết
Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai cũng là một trong những lợi thế của tỉnh trong việc kết hợp phát triển du lịch với thương mại, tạo sức hấp dẫn thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
Có thể đánh giá, Lào Cai hội tụ khá đủ các tài nguyên về du lịch và nhân văn để phát triển hầu hết các sản phẩm của ngành du lịch như du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch tham quan nghiên cứu, du lịch thể thao, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch hội chợ, du lịch leo núi…
2.1.2. Các yếu tố về kinh tế xã hội
2.1.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 2001-2005 khá cao, đạt 11,98%/năm (cao hơn bình quân vùng TDMNBB: 17,46% và cả nước: 59,58%).
GDP bình quân đầu người năm 2005 (giá hiện hành) đạt trên 5 triệu đồng, bằng 108,7% và 50% so mức bình quân của vùng TDMNBB và cả nước.
Bảng 2.2: Tăng trưởng GDP và đóng góp vào tăng trưỏng GDP theo ngành Chỉ tiêu 2001 2005 Bình quân Lào Cai So vùng So cả nước Lào Cai So vùng So cả nước Lào Cai So vùng So cả nước
Tốc độ tăng trưởng GDP (%/năm)
Tổng GDP 9,44 108,73 137,07 11,49 117,18 136,31 11,98 117,46 159,58 Nông, lâm, thuỷ sản 6,45 132,31 216,58 9,18 192,44 227,33 7,82 144,99 203,63 CNghiệp- xây dựng 3,77 25,45 36,29 13,13 100,72 123,33 16,46 101,63 160,78 Dịch vụ 16,91 163,64 277,26 12,70 95,94 149,82 13,92 113,09 199,74
Đóng góp vào tăng trưởng GDP theo điểm %
Tổng GDP 9,44 8,69 6,89 11,49 9,81 8,43 11,98 10,22 7,51 Nông, lâm, thuỷ sản 2,87 2,32 0,69 3,45 1,91 0,82 3,20 2,35 0,83 CNghiệp- xây dựng 0,81 3,14 3,68 3,37 3,50 4,19 3,85 3,87 3,84 Dịch vụ 5,76 3,22 2,52 4,67 4,40 3,42 4,93 4,00 2,84
Đóng góp vào tăng trưởng GDP theo tỷ lệ %
Tổng GDP 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Nông, lâm, thuỷ sản 44,33 44,66 10,07 36,10 36,73 9,78 39,28 40,16 11,12 CNghiệp- xây dựng 20,08 21,73 53,39 25,01 27,53 49,71 23,04 24,35 51,18 Dịch vụ 35,59 33,61 36,54 38,89 35,75 40,52 37,68 35,49 37,70
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Lào Cai đến năm 2020
Điều đáng lưu ý là tốc độ tăng trưởng VA ngành dịch vụ của tỉnh khá cao, đạt 13,92%/năm, cao hơn nhiều mức bình quân của vùng TDMNBB (gấp 1,13 lần) và cả nước (gấp 2 lần). Điều này thể hiện tỉnh có lợi thế trong phát triển dịch vụ và đã khai thác hiệu quả lợi thế này.
VA ngành công nghiệp-xây dựng có tốc độ tăng trưởng 16,46%/năm, Tốc độ tăng trưởng VA ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 7,82%/năm cao hơn bình quân vùng TDMNBB và cả nước.
Tỷ trọng GDP của Lào Cai trong GDP của vùng TDMNBB và cả nước có xu hướng tăng. Xu hướng tăng này một mặt thể hiện sự nỗ lực vươn lên của Lào Cai trong phát triển kinh tế-xã hội, mặt khác thể hiện vị trí, vai trò ngày càng lớn của tỉnh đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng TDMNBB và cả nước.
Bảng 2.3: Tỷ trọng GDP của Lào Cai trong Vùng và cả nước (giá 1994)
Đơn vị: %
Chỉ tiêu 2000 2005 Bình quân
1. So với GDP vùng TDMNBB 4,87 5,28 5,12
VA nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 4,55 5,10 4,85
VA công nghiệp-xây dựng 4,92 4,97 4,79
VA dịch vụ 5,32 5,71 5,73
2. So với GDP cả nước 0,32 0,34 0,33
VA nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 0,47 0,51 0,49
VA công nghiệp-xây dựng 0,20 0,22 0,21
VA dịch vụ 031 0,35 0,35
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Lào Cai đến năm 2020
2.1.2.2. Trạng thái cơ cấu kinh tế của tỉnh
Cơ cấu kinh tế Lào Cai đang chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng VA các ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ. Trong đó, giai đoạn 2000-2005 tỷ trọng VA ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm 9,73% (vùng TDMNBB giảm 9,38%, cả nước: 6,11%); tỷ trọng VA ngành CN-XD tăng 3,93% (vùng TDMNBB tăng: 6,79%; cả nước tăng: 6,72%); và ngành dịch vụ tăng 5,8% (vùng TDMNBB tăng: 2,59%; cả nước giảm: 0,61%).
Về tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Giai đoạn 2001-2005, tốc độ giảm tỷ trọng VA ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 4,66%/năm (vùng TDMNBB; 4,45%/năm và cả nước: 5,01%/năm); tốc độ tăng tỷ trọng VA ngành CN-XD là 3,48%/năm (vùng TDMNBB: 5,83%/năm và cả nước: 3,4%/năm); tốc độ tăng tỷ trọng VA ngành dịch vụ đạt 3,28%/năm (vùng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Lào Cai cao hơn mức bình quân của vùng TDMNBB và cả nước. Đây là tín hiệu thể hiện Lào Cai sẽ nhanh chóng đạt được cơ cấu kinh tế trình độ cao.
Bảng 2.4: Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Đơn vị: % Chỉ tiêu 2000 2005 T ốc đ ộ Tăng/giảm (+/-) Lào Cai Vùng Cả nước Lào Cai Vùng Cả nước Nông, lâm, thuỷ sản 45,83 36,10 -4,66 -4,45 -5,01 -9,73 -9,38 -6,11
C.Nghiệp-Xây dựng 21,08 25,01 3,48 5,83 3,40 3,93 6,79 6,72
Dịch vụ 33,09 38,89 3,28 1,51 -0,34 5,80 2,59 -0,61
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Lào Cai đến năm 2020
Điều đáng lưu ý là tốc độ tăng tỷ trọng VA ngành dịch vụ của tỉnh cao hơn khá nhiều so với mức tăng bình quân của vùng TDMNBB trong khi tỷ trọng VA ngành dịch vụ của cả nước lại có xu hướng giảm. Điều này thể hiện tỉnh đã và đang khai thác hiệu quả lợi thế trong phát triển dịch vụ. Tuy nhiên, mặc dù giàu tài nguyên khoáng sản nhưng tốc độ tăng tỷ trọng VA ngành công nghiệp-xây dựng của tỉnh thấp hơn mức bình quân của vùng TDMNBB. Điều này thể hiện sự phát triển ngành CN-XD của tỉnh chưa xứng với tiềm năng.
Bảng 2.5: Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế
Đơn vị: %
Chỉ tiêu 2000 2005
Tăng trưởng Tăng/giảm (+/-) Lào Cai Cả nước Lào Cai Cả nước
Tổng 100 100 11,98 7,51
-Nhà nước 38,10 39,35 12,71 7,47 1,25 -0,08
-Kinh tế ngoài Nhà nước 61,35 59,72 11,39 6,98 -1,62 -1,17
-Khu vực có vốn FDI 0,55 0,92 24,31 9,90 0,38 1,26
Nhìn tổng thể, cơ cấu kinh tế của Lào Cai có trình độ phát triển hơn vùng TDMNBB, tuy nhiên thấp hơn cả nước (vốn đã thấp so với các nước trong khu vực).
Cơ cấu thành phần kinh tế đã có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng sắp xếp lại và đổi mới khu vực kinh tế Nhà nước, phát huy tiềm năng của thành phần kinh tế dân doanh, kinh tế hợp tác và các thành phần kinh tế khác. Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có tốc độ phát triển cao, đạt 11,39%/năm (cả nước: 6,98%/năm); kinh tế Nhà nước đạt 12,1%/năm (cả nước: 7,46%/năm). Giai đoạn 2001-2005, đóng góp của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh vào tăng trưởng kinh tế trên 60% (cả nước: 41%). Điều đáng lưu ý là mặc dù có tốc độ tăng trưởng cao, đạt 24,31%/năm (cả nước: 9,9%/năm) song tỷ trọng đóng góp khu vực FDI trong phát triển kinh tế của tỉnh còn nhỏ, chiếm 0,92% năm 2005 (cả nước: 16%). Đây là thách thức đối với tỉnh trong huy động vốn đầu tư, đẩy nhanh quá trình chuyển giao và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong sản xuất và đời sống xã hội.
2.1.2.3. Kết cấu hạ tầng
a. Hệ thống giao thông: Với hơn 200 km đường biên giới với tỉnh Vân Nam-
Trung Quốc, Lào Cai là một trong những đầu mối giao thông quan trọng của cả nước nối với Trung Quốc. Lào Cai là một trong số ít tỉnh miền núi có mạng lưới giao thông vận tải đa dạng, bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường sông
- Đường bộ: Tổng chiều dài 4.665 km, trong đó có 356 km/4 tuyến
đường quốc lộ (quốc lộ 70, quốc lộ 4D, quốc lộ 4E, quốc lộ 279); 491km/10 tuyến tỉnh lộ và khoảng 3.800 km đường đô thị, đường giao thông nông thôn và đường biên giới.
Đến năm 2005, Lào Cai đã có đường rải nhựa từ thành phố Lào Cai đến trung tâm các huyện; đã xây dựng và nâng cấp đường ô tô đến tất cả trung
tâm các xã; và đã làm đường cho xe cơ giới đến 1.423/1993 thôn, bản trong tỉnh.
- Đường sắt: Tuyến Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng dài 398 km, đoạn qua địa phận Lào Cai dài 62 km được nối với đường sắt Trung Quốc, hiện có khổ đường hẹp (1000 mm). Công suất tuyến đường này rất thấp do độ dốc và bán kính đường cong nhỏ, khoảng 1triệu tấn/năm và hàng ngàn lượt khách/ngày đêm.
Tuyến đường sắt nối từ Phố Lu vào mỏ apatít Cam Đường và một nhánh từ Xuân Giao đi Nhà máy tuyển quặng Tằng Loỏng, với tổng chiều dài 58km
- Đường sông: vận tải đường sông của tỉnh chưa phát triển mạnh mặc dù
trên địa bàn tỉnh có rất nhiều sông lớn như sông Hồng dài 130 km. Tuy nhiên do có nhiều ghềnh thác chưa được chỉnh trị nên khả năng vận tải còn hạn chế.
Giao thông đối ngoại của Lào Cai đã có quan hệ chặt chẽ với giao thông Vân Nam (TQ). Năm 2005, lượng hàng hoá vận tải qua cặp cửa khẩu Lào Cai-Hà Khẩu đạt 1,5 triệu tấn và sẽ tăng mạnh trong những năm tiếp theo
b. Mạng lưới điện
Theo số liệu khảo sát thì Lào Cai có 110 điểm đầu tư thuỷ điện với tổng công suất 1.100 MW. Tính đến tháng 5/2007, tỉnh đã chấp thuận đầu tư 56 công trình với tổng công suất 778 MW.
Cho đến nay, 100% xã được sử dụng điện lưới quốc gia. Tuy nhiên, nếu so sánh mức độ tiêu thụ điện năng/người và KW/GDP giữa Lào Cai với bình quân cả nước thì sản lượng điện của Lào Cai chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng xã hội. Điều này đòi hỏi tỉnh cần tăng cường đầu tư khai thác hiệu quả hơn nữa tiềm năng về thuỷ điện
Bảng 2.6: Tình hình tiêu thụ điện năng
Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2003 2005 Bình quân (00-05) Lào Cai Cả nước
Bình quân đầu người KWh 1.62 3.13 15.63 57.36 12.97 KW/GDP Lào Cai KWh/1USD 0.01 0.015 0.051 38.52 2.92 KW/GDP bquân cả nước KWh/1USD 0.86 1.05 1 2.92
Nguồn: Quy hoạch phát triển KT-XH Lào Cai đến năm 2020
c. Hệ thống thuỷ lợi và mạng lưới cấp thoát nước
Toàn tỉnh hiện có 632 công trình thuỷ lợi với 1.050 km kênh mương, nâng diện tích đảm bảo tưới tiêu thêm cho 2.000 ha. Hiện có 610 công trình cấp nước, 808 hệ thống cấp nước tự chảy, 11.600 bể, lu, chum, 591 giếng, tăng thêm 200.000 người được sử dụng nước sạch và nước hợp vệ sinh. Đến năm 2005, ngoài Xí nghiệp kinh doanh nước sạch số 1, còn có 7 trạm cấp nước tại các huyện: Bảo Thắng, Bảo Yên, Sa Pa, Văn Bàn, Si Ma Cai, Bát Xát và khu vực Cam Đường. Tổng sản lượng nước thương phẩm đạt 3.393,000 m3 (năm 2005), cung cấp cho hơn 6 vạn dân và du khách 24/24h.