HỢP NHẤT
4.1. Giải pháp vĩ mô:
Vai trò của Nhà nước chính là tạo dựng một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định , một khuôn khổ Pháp lý khuyến khích đầu tư tư nhân và cạnh tranh, thực thi chính sách mở cửa hướng vào thương mại quốc tế. NHTW chỉ có thể can thiệp đẩy nhanh tiến trình này bừng các văn bản Pháp luật tạo dựng cơ chế cho họ làm tốt hơn. Đơn cử, NHTW có thể đưa ra một số quy định về kiểm soát đầu tư, theo đó, các NH sẽ thấy tốn kém hơn, khó khăn hơn khi hoạt động trên tư cách những NH nhỏ, tiềm lực yếu. Hãy ra những đòi hỏi cao hơn, từ đó sự thôi thúc thị trường sẽ khiến các NH thấy việc sáp nhập là cần thiết và tự họ sẽ làm.
Hiện nay khung pháp lý về việc sáp nhập NH còn chưa rõ ràng và hính các nhà quản trị NH cũng nắm chưa thật cặn kẽ về thủ tục này. Do đó biện pháp giúp đỡ các NH khi muốn sáp nhập là điều cần thiết hiện nay. Bên cạnh việc sớm ban hành luật sáp nhập NH, Nhà nước cần mở các khóa đào tạo để đào tạo những nhân viên tư vấn về vấn đề sáp nhập: đào tạo cả thủ tục pháp lý lẫn phương pháp tư vấn cho các ngân hàng trong việc định giá NH, tìm đối tác sáp nhập giữa các NH…
Việc đào tạo chuyên viên tư vấn cho hoạt động sáp nhập NH mà đặc biệt trong khâu định giá là việc có vẻ như rất mới mẻ đối với nước ta trong khi ở nước ngoài họ đã có nhiều doanh nghiệp chuyên thực hiện nghiệp vụ này. Vì vậy đối với việc này Nhà nước có thể hợp tác với những tổ chức chuyên nghiệp của nước ngoài để mở lớp đào tạo, để họ hỏi phương pháp định giá hiện tại chứ không thể cứ dựa mãi vào những phương pháp cũ.
Bên cạnh đó, khâu tìm đối tác sáp nhập cũng là việc khó hiện nay. Thông tin về các NH hiện nay cũng chưa thật rõ ràng, minh bạch. Ngoài những NH đã niêm yết trên các sàn giao dịch thì đa phần việc tìm thông tin về những NH còn lại khó mà thực hiện như ý muốn. Do đó, nhà nước có thể thành lập trung tâm lưu kí thông tin về các NH để những NH có ý định tìm đối tác sáp nhập có thể đăng kí ở đây cũng như tìm hiểu thông tin về các NH khác dễ dàng hơn
Cơ cấu lại ngân hàng bao gồm cả hoạt động ngắn hạn và dài hạn: ngắn hạn là ổn định hóa ngân hàng về mọi mặt mà trước hết là thanh khoản hay khả năng thanh toán và khôi phục lòng tin của người gửi tiền vào ngân hàng. Trung hạn là xử lý các vấn đề về tài chính (tăng vốn, xử lý thất thoát...), cải thiện khả năng quản lý, cải thiện khả năng sinh lời. Ba ngân hàng được hợp nhất nhưng đã có thêm sự hỗ trợ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN (BIDV) đảm bảo sự tăng vốn và duy trì khả năng thanh toán của ngân hàng ở mọi thời điểm nhất là khi người gửi tiển có thể còn hoài nghi về khả năng thanh khoản của ngân ngân hàng mới.
Các bên ko được phân tán tài sản dưới mọi hình thức. Thể hiện được tính thống nhất của 3 ngân hàng nghiêm túc thực hiện đề án hợp nhất 3 ngân hàng. Tài sản của 3 ngân hàng sẽ là nền tảng, là động lực cho ngân hàng hợp nhất phát triển
4.2.1. Giải pháp xử lý nợ tồn đọng
Ngân hàng HỢP NHẤT sẽ cần tập trung xử lý các khoản nợ xấu của 3 ngân hàng. Tổ chức phân công cụ thể cho từng chi nhánh quản lý và báo cáo định kỳ hàng tháng tình hình thu hồi các khoản nợ xấu. Một số biện pháp quản lý nợ xấu có thể áp dụng như sau:
- Phân quyền Chi nhánh về hạn mức tín dụng được duyệt căn cứ theo tình hình nợ xấu tại chi nhánh đó. Ví dụ: Nợ xấu cao thì thẩm quyền xét duyệt tín dụng thấp và ngược lại.
- Thường xuyên liên hệ làm việc với Khách hàng, tìm hiểu tình hình tài chính, nguyên nhân trả nợ trễ hạn của Khách hàng. Chi nhánh có thể ân hạn thời gian vay cho Khách hàng nếu là khách hang tốt, gặp khó khăn do ảnh hưởng tình hình kinh tế khó khăn chung. Ngoài ra, Ngân hang sẽ tiến hành khởi kiện phát mãi tài sản đối với những khách hàng không có khả năng trả nợ.
- Có chính sách khen thưởng nếu đạt kết quả thu hồi nợ tốt.
- Thành lập công ty mua bán nợ tách ra khỏi ngân hàng: Hiện nay các ngân hàng thương mại đều đã thành lập công ty khai thác tài sản thế chấp và đưa vào hoạt động. Mặt khác, các ngân hàng thương mại cũng đã trích lập và xử lý dự phòng rủi ro. Tuy nhiên theo nhóm viết biện pháp này là không triệt để bởi những công ty và nguồn vốn hoạt động của các công ty này thực chất vẫn lấy từ các ngân hàng. Do đó để xử lý những khoản nợ xấu, ngân hàng SCB mới nên thành lập ra một công ty mua bán nợ
- Xây dựng một hệ thống cảnh báo rủi ro để xử lý triệt để các khoản nợ còn tồn đọng