Những mặt còn tồn tại trong công tác đấu thầu của Công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội (Trang 45 - 47)

6. Đáng giá chung về công tác đấu thầu tại công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội.

6.2.Những mặt còn tồn tại trong công tác đấu thầu của Công ty

Có thể nói, công tác đấu thầu của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội trong nhưng năm vừa qua đã đạt được những thành tựu đáng kể như đã được trình bày ở trên, đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của Công ty và trở thành một bộ phận quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đó là điều kiện tiên quyết quyết định đến khả năng được thi công xây dựng những công trình được tổ chức đấu thầu. Tuy nhiên, cùng với đó, công tác đấu thầu của Công ty vẫn còn tồn tại những hạn chế, yếu kém cần được khắc phục. Có thể kể ra một số tốn tại, đó là:

Hạn chế về năng lực

Tỷ đồng

- Nguồn nhân lực của Công ty trong đó có cán bộ đấu thầu có trình độ chuyên môn tốt, có tuổi đời trẻ nhưng lại thiếu kinh nghiệm, do đó rất khó khăn trong việc nhận thầu các công trình lớn.

- Máy móc thiết bị của Công ty tuy có số lượng lớn nhưng nhiều máy móc đã cũ mà chưa được thay thế, chưa tiếp cận được với những công nghệ hiện đại. Việc bảo quản máy móc thiết bị còn yếu kém, còn để xảy ra tình trạng hỏng hóc mà không kịp thời sửa chữa, do đó làm ảnh hưởng tiến độ thi công công trình.

- Tài chính: Năng lực tài chính của Công ty còn hạn chế, Công ty mới chỉ thiết lập được quan hệ vay mượn với ngân hang, chứ chưa thực sự tạo được một chỗ dựa vững chắc về mặt tài chính để có thể đảm bảo khả năng tài chính cho Công ty. Do đó, trong quá trình xây dựng vấn đề thiếu vốn luôn là vấn đề thường trực.

Hạn chế trong công tác nghiên cứu thị trường

Công ty chưa có một phòng ban hay một bộ phận chức năng nghiên cứu, tìm kiếm các loại thông tin về thị trường.

Trong việc tìm kiếm thông tin :

- Những thong tin về gói thầu chủ yếu được lấy từ hồ sơ mời thầu của bên mời thầu. Công ty chưa có sự tìm hiểu kỹ về gói thầu từ các nguồn thong tin bên ngoài, do đó gây khó khăn cho công tác lập hồ sơ dự thầu.

- Thông tin về chủ đầu tư : loại thông tin này hầu như rất ít được quan tâm, vấn đề về khả năng tài chính của chủ đầu tư cũng ít được xem xét.

- Thông tin về đối thủ cạnh tranh: Công ty mới chỉ xem xét đối thủ cạnh tranh với mình là ai, mà chưa có sự tìm hiểu kỹ về họ, đặc biệt là công tác khảo sát giá của các đối thủ cạnh tranh khi tham dự thầu.

- Nghiên cứu sự biến động của thị trường: Đây là một công việc đòi hỏi phải có kinh nghiệm trong việc theo dõi thị trường. Ở Công ty do chưa có

phòng chuyên trách về vấn đề này nên dự báo thị trường còn chưa đựoc thật chính xác, việc tính toán các mức bù trừ, trượt giá hầu hết là dựa vào các dự án tương tự đã thực hiện trước đó.

Hạn chế trong công tác lập hồ sơ dự thầu

Hồ sơ dự thầu chính là căn cứ quan trọng và chủ yếu nhất để bên mời thầu lựa chọn nhà thầu trúng thầu. Bất kỳ một sự sơ suất nào dù là nhỏ trong khi tiến hành khảo sát thực tế, lập hồ sơ dự thầu cũng có thể dẫn tới thua thầu.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội (Trang 45 - 47)