KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh tỉnh an giang (Trang 29 - 30)

------

- Chuyên đề đã khái quát một cách cụ thể về hoạt động cung ứng dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Công Thương An Giang. Với kết quả đạt được trong những năm qua về quản lý, kinh doanh cũng như sự phát triển về công nghệ đã giúp Vietinbank có những lợi thế để phát triển các dịch vụ Ngân hàng điện tử. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, những thành công đạt được, có thể do môi trường bên trong hoặc bên ngoài, Vietinbank vẫn còn có những khó khăn nhất định khi phát triển dịch vụ này. Hiểu được như thế Vietinbank AG nên đẩy mạnh quá trình thực thi các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử để tiến tới chiếm lĩnh thị trường và tạo lợi thế cạnh tranh, hội nhập vào xu thế chung của thời đại.

- Tóm lại, trong xu thế hội nhập và tự do hóa tài chính, dịch vụ Ngân hàng điện tử có thể nói mở ra nhiều triển vọng nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức. Đây sẽ là vũ khí cạnh tranh tốt nhất của các Ngân hàng thương mại do những ưu thế vượt trội của nó so với những dịch vụ truyền thống. Để phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử, không chỉ từ sự nổ lực của bản thân Ngân hàng mà còn phải có sự ủng hộ và đầu tư của Chính phủ, các tổ chức kinh tế và quan trọng nhất là của khách hàng. Vì vậy, đòi hỏi mỗi Ngân hàng thương mại cần có chiến lược, sách lược, đường đi nước bước thích hợp để đưa dịch vụ Ngân hàng điện tử vào cuộc sống một cách an toàn và hiệu quả nhất.

5.2 Kiến nghị

Chuyên đề nghiên cứu có một vài kiến nghị với Ngân hàng TMCT Công thương Việt Nam để nhằm mục đích phát triển và hoàn thiện dịch vụ Ngân hàng điện tử của quý Ngân hàng:

 Một là, Ngân hàng cần đẩy mạnh công cuộc quảng bá sản phẩm thông qua các hình thức tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị khách hàng, tổ chức các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, thiết kế, xây dựng riêng website cho Vietinbank AG, phát tờ rơi, treo bangon – apphich. Bên cạnh đó Nhân viên cần chủ động tư vấn dịch vụ Ngân hàng điện tử với khách hàng.

 Hai là, Phát triển hạ tầng cơ sở và đầu tư các công nghệ hiện đại

 Ba là, Đa dạng hóa, phát triển các dịch vụ Ngân hàng điện tử. Cụ thể như sau nâng cao và bổ sung các tiện ích đồng thời khắc phục những sự cố của các dịch vụ hiện tại, triển khai sản phẩm Phone-banking, nghiên cứu tìm hiểu phát triển sản phẩm mới để phục vụ nhu cấu ngày càng đa dạng cua khách hàng

 Bốn là, chăm lo phát triển nguồn nhân lực

 Cuối cùng là, Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Trong điều kiện hiện nay, khi ngân hàng điện tử được đặc biệt chú trọng phát triển như một dịch vụ mũi nhọn, thì chất lượng dịch vụ được đặt ra như một thế mạnh cạnh tranh của mỗi Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh tỉnh an giang (Trang 29 - 30)