khoáng (Đất Hóa Đá)
Các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu hỗ trợ phát triển nông thôn hợp tác vói Viện Địa Lý Tài Nguyên Thành Phố Hồ Chí Minh nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ sản xuất gạch không nung từ đất và các phế liệu công nghiệp, xây dựng, khai khoáng bằng phương pháp polyme hóa
Cách đây khoảng 5000 năm Công nghệ Polymer đã được ứng dụng để xây dựng Kim Tự Tháp Ai Cập nổi tiếng thế giới, một công trình tuyệt tác trường tồn với thời gian đến ngày nay. Ngày nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu tổng hợp và hệ thống cơ chế đóng rắn này thành công nghệ hiện đại để sản xuất loại sản phẩm gạch không nung.
Để phát triển kinh tế và nâng cao mức sống, loài người đã nghiên cứu, sáng tạo ra nhiều chủng loại vật tư, vật liệu. Trong trào lưu khoa học công nghệ phát triển vào những năm 70 của thế kỷ 20, các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu, ứng dụng nhiều loại sản phẩm trong ngành xây dựng dưới dạng xi măng hay keo kết dính, được giới thiệu với những thương hiệu độc quyền thuộc khu vực Châu Âu, Châu Mỹ. Các sản phẩm này được sử dụng trong lĩnh vực như: Gạch xây dựng, bê tông cường độ cao, tấm Pano cách nhiệt đến những sản phẩm Composit chịu lửa bền hóa học.
Trên các nước đang phát triển, công nghệ Polymer được ứng dụng rộng rãi vào phát triển giao thông, thủy lợi xây dựng… các loại Gạch không nung loại bê tông siêu nhẹ bằng công nghệ phối bọt hoặc sinh khí loại gạch thứ hai là dựng vật liệu từ đất và sạn sỏi, tro bay ở Ấn Độ, Pháp, Mỹ, Đức, Bỉ, Nam Phi. Đặc biệt công nghệ Polymer đã phát triển tới tầm cao dùng làm một số bộ phận có tính chịu lực trong các thiết bị máy móc (máy bay của hãng Boing). Cho đến nay sản phẩm Polymer dưới nhiều dạng khác nhau đã được giới thiệu và ứng dụng trong các ngành xây dựng và công nghiệp gốm sứ ở nhiều nước trên khắp các châu lục.
Ở Đức đã phát minh ra công nghệ RRP, là một hợp chất của Axits Sunfuro phối trộn vào đất tạo ra một sự liên kết giữa các ion âm của đất với cation Na+, K+,Mg2+, Fe2+. Quá trình phối trộn ….đạt tới K95, K98 rồi thành con đường hoàn hảo, tốt đẹp có sự liên kết bền chắc.
Ở Mỹ đã có hợp chất SA44/LS 40, cũng tương tự như hợp chất RRP ở Đức. Hợp chất SA44/SL 40 đã được đưa vào sử dụng ứng dụng làm đường.
Ở một số nước phát triển trên thế giới như: Pháp,Mỹ, Đức, Bỉ và Nam phi đã sử dụng khoảng 70% - 80% nhu cầu gạch xây dựng của họ bằng công nghệ này.
Gạch xây là một bộ phận cấu thành quan trọng của ngôi nhà hoặc 1 công trình kiến trúc. Một năm, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng, cả nước ta tiêu thụ từ 20-22 (tỉ viên), nếu cứ với đà phát triển này, đến năm 2020 lượng gạch cần cho xây dựng là hơn 40 tỉ viên, một số lượng khổng lồ, để đạt được mức này, lượng đất sét phải tiêu thụ vào khoảng 600 triệu m3 đất sét tương đương với 30.000 ha đất canh tác. Không những vậy, gạch nung còn tiêu tốn rất nhiều năng lượng: Than, củi, đặc biệt là than đá, quá trình này thải vào bầu khí quyển của chúng ta cơ bản là khí độc không chỉ ảnh hướng tới môi trường sức khỏe của con người mà còn làm giảm tới năng suất của cây trồng, vật nuôi. Có thể lấy một ví dụ điển hình về một làng nghề chuyên sản xuất gạch ngói nung ở huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc để chúng ta có thể thấy sự tàn phá thiên nhiên của nghề nung gạch ngói này.
Gạch không nung là loại gạch xây sau khi được tạo hình thì tự đóng rắn đạt các chỉ số về cơ học: Cường độ nén, uốn, độ hút nước ... mà không cần qua nhiệt độ. Có nhiều loại gạch không nung hiện nay đang sử dụng như: Gạch papanh: Gạch không nung được sản xuất từ phế thải công nghiệp: Xỉ than, vôi bột được sử dụng lâu đời ở nước ta. Gạch có cường độ thấp từ 30-50kg/cm2 chủ yếu dùng cho các loại tường ít chịu lực. Gạch Block: Gạch được hình thành từ đá vụn, cát, xi măng có cường độ chịu lực cao có thể xây nhà cao tầng. Nhược điểm của loại gạch này là nặng, to, khó xây, chưa được thị trường chấp nhận rộng rãi. Gạch xi măng - cát: Gạch được tạo thành từ cát và xi măng: Gạch không nung tự nhiên: Từ các biến thể và sản phẩm phong hóa của đá bâzn. Loại gạch này chủ yếu sử dụng ở các vùng có
nguồn puzolan tự nhiên, hình thức sản xuất tự phát, mang tính chất địa phương, quy mô nhỏ... Như vậy, gạch không nung hiện nay có nhiều chủng loại, nhưng vẫn chưa đưa vào thực tế một cách rộng rãi do các nguyhên nhân đã đưa ở phần trên.
Để sản xuất gạch không nung từ đất. Theo công nghệ "đất hóa đá" nguồn đất để sản xuất gạch chiếm 50-70% phần nguyên liệu, sử dụng đa dạng các loại đất từ miền núi, đồng bằng, trung du và các vùng hải đảo ... đồng thời tận dụng được các nguồn phế thải xây dựng và công nghiệp góp phần cải thiện môi trường xanh, sạch, đẹp. Trên cơ sở những vấn đề trên Công ty Cổ Phần Công nghệ thương mại Huệ Quang thuộc Viện nghiên cứu hỗ trợ phát triển nông thôn đã đưa ra dự án: "Ứng dụng công nghệ sản xuất gạch không nung bằng công nghệ "đất hóađá", từ nguyên liệu là các loại đất và phế thải công nghiệp, xây dựng" được hình thành.
Tiêu chí nghiên cứu dự án:
Hiện nay, trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, các lò gạch nung truyền thống ô nhiễm môi trường nặng nề đã được thế giới cảnh báo và nhà nước lên tiếng, nó tàn hại các sinh vật như: Cây cối, các cánh đồng đến con người và các loài động vật đều bị tổn hại. Bên cạnh đó, chúng ta tuy đã có một số công nghệ gạch không nung từ nước ngoài đưa vào song vẫn còn một số hạn chế. Chúng tôi đã được tiếp xúc với rất nhiều các nhà công nghệ và nhà đầu tư về ngành vật liệu xây dựng nước ta thì chung quy đều có các ý kiến sau:
Dây chuyền sản xuất gạch Bloc bằng cát, đá, xi măng tuy đã có song chưa được phát triển mạnh mà nguyên liệu đầu vào phải kén chọn là đất, cát sạch nên còn có hạn.
Dây chuyền sản xuất gạch ép từ đá và xi măng cũng vậy, vật liệu có hạn, mẫu mã không đẹp, mịn; nơi xây dựng nhà máy có hạn vì phụ thuộc nguyên liệu.
Dây chuyền sản xuất gạch bê tông nhẹ bằng phương pháp sủi bọt hoặc khí của Đức thì có ưu thế là gạch nhẹ, song nguyên liệu đầu vào cũng phải kén chọn là cát sạch + tro bay + xi măng + phụ gia. Mà phụ gia phải ngoại nhập phụ thuộc. Dây chuyền thiết bị ngoại nhập quá đắt nên khó phù hợp để đầu tư…
+ Một số loại đất Việt Nam và đặc điểm cơ lý hóa : Số liệu tham khảo các loại đất tại các tỉnh phía bắc Việt Nam
Sau khi xem xét, đánh giá chúng tôi chia ra các loại mẫu đất đặc trưng phù hợp với sản xuất gạch không nung cho khu vực Bắc Bộ đó là:
♦ Đất sét pha tại Hưng Hà – Thái Bình
♦ Đất sét đồi tại Mộc Châu – Sơn La
♦ Đất sét đồi tại Lục Ngạn – Bắc Giang
♦ Đất đá ong (Laterit): Ba Vì – Sơn Tây
♦ Tràng Thạch (Felspat Kali): Lập Thạch – vĩnh Phúc
♦ Tràng Thạch bán phong hóa – Phú Thọ
♦ Cao lanh: Chí Linh – Hải Dương
♦ Đất Puzolan: Thanh Mỹ - Sơn Tây
♦ Lấy 3 mẫu đất đặc trưng cho 3 vùng chính:
♦ Đất sét pha cát: Hưng Hà – Thái Bình (Đồng bằng)
♦ Đất đá ong: (Laterit): Ba Vì – Sơn Tây )Trung du)
♦ Đất sét đồi: Mộc Châu – Sơn La (Miền núi)
+ Các miền đất trên có cùng đặc điểm chung là hàm lượng cao lanh (Al203) trong đất chiếm tỷ lệ cao từ 15 – 30% phù hợp với công nghệ Polymer. Các nguồn đất sẵn có địa phương ít có giá trị về nông nghiệp Phù hợp với việc phát triển vùng vật liệu xây dựng, hạn chế vận chuyển.
+ Thành phần nguyên liệu để sản xuất gạch không nung: + Các loại vật liệu (làm nguyên liệu chính để sản xuất).
+ Nguyên vật liệu chủ yếu là tất cả các loại đất (trừ đất mùn), tận dụng các nguồn đất xấu,ít có giá trị kinht tế như đất đồi (các loại) tại các vùng trung du và miền núi, các loại đất sen pha ven sông, đất tải từ cá công trình đào móng nhà, hầm lò, ao hồ, các loại đất, đá phế phẩm tại các công trường khai thác quặng ...
+ Sử dụng vật liệu độn bằng các vật liệu trơ từ các nguồn phế thải rắn (không độc) như vật liệu xây dựng như bê tông, gạch vỡ, cát, đá sỏi, xỉ lò, các bã thải
+ Nguyên liệu đầu vào: Đất hỗn hợp, cát, phế liệu xây dựng sử dụng để sản xuất; Phế Thải Rắn trong xây dựng; Đất đồi trung du, miền núi; Tro bay