SƠ ĐỒ 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC
Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận phòng ban.
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.
- Giám đốc: là ngƣời đại diện pháp lý trƣớc pháp luật đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và đối với cán bộ công nhân viên công ty, tổ chức lãnh đạo chung toàn công ty.
- Phòng tài chính kế toán: theo dõi tình hình tài chính của đơn vị, tình hình nguồn vốn, luân chuyển vốn, theo dõi công nợ, xác định kết quả kinh doanh, …để cung cấp chính xác quá trình hoạt động của công ty.
- Phòng xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ tiếp nhận và lập các hợp đồng , các chứng từ liên quan đến việc làm thủ tục hải quan cho lô hàng và vận chuyển các lô hàng. Sau đó, chuyển qua cho bộ phận điều xe để vận chuyển hàng hoá đến các địa điểm theo hợp đồng cho các khách hàng (đối tác làm ăn).
- Phòng vận tải: Chịu trách nhiệm khai thác đội xe của công ty, tìm kiếm các khách hàng có nhu cầu về vận tải, các dịch vụ vận tải.
- Chi nhánh: là đơn vị thu nhỏ có ngƣời chỉ huy và điều hành trực tiếp là giám đốc và có các nhân viên trợ giúp nhƣ kế toán, thủ quỹ…
Nhận xét:
Cơ cấu quản lý của công ty là cơ cấu trực tuyến chức năng. Đứng đầu Công ty là Tổng giám đốc kiêm chủ tich hội đồng quản trị, có toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm mọi mặt về doanh nghiệp. Nhân viên các phòng ban có trách nhiệm giúp giám đốc quản lý các mặt và báo cáo về tình hình doanhnghiệp cho giám đốc hàng ngày, hàng tháng ….Việc truyền lệnh vẫn theo tuyến quy định, nhƣng nó cũng xuất hiện những nhƣợc điểm mới nhƣ lãnh đạo phải thƣờng xuyên giải quyết mối quan hệ giữa bộ phận trực tuyến và bộ phận chức năng, mỗi khi có nhiều ý kiến khác nhau.
Vì vậy, áp lực đặt lên vai giám đốc là rất lớn, doanh nghiệp cần đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu để xây dựng một bộ máy lãnh đạo khoa học nhất. Có thể sử dụng một bộ phận tham mƣu giúp việc của một nhóm các chuyên gia hay quản lý.Tạo hiệu quả cao trong lao động, đem lai lợi nhuận lớn nhất cho doanh nghiệp.