Xác định các yêu cầu tự động hóa:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và ứng dụng mô hình hóa nghiệp vụ trong quy trình RUP (Trang 69 - 74)

Mục đích:

ƒ Hiểu được cách thức sử dụng các công nghệ mới cải thiện hoạt động hiệu quả của tổ chức.

ƒ Xác định mức độ tựđộng hóa trong tổ chức.

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

70

2.3.7.1 Xác định các actor và use case hệ thống:

Hình 2.27 Sự liên quan giữa các mô hình của nghiệp vụ với các mô hình của một hệ thống thông tin hỗ trợ.

Phương pháp mô hình hóa đã được trình bày trong qui trình RUP là một phương pháp đơn giản và trực tiếp để phát sinh ra các yêu cầu cho các công cụ hỗ trợ nghiệp vụ hay các hệ thống. Để xây dựng các hệ thống, cần phải hiểu rõ các qui trình nghiệp vụ. Thậm chí sẽ hữu ích hơn nếu sử dụng các vai trò và trách nhiệm của nhân viên, cũng như những gì được xử lý bởi nghiệp vụ làm nền tảng để xây dựng hệ thống. Điều này được nắm bắt từ góc nhìn bên trong nghiệp vụ dựa vào mô hình đối tượng nghiệp vụ, trong đó có thể thấy được mối liên kết chặt chẻ nhất đến hình thức thể hiện các mô hình của hệ thống.

Để xác định các chức năng trong hệ thống thông tin, hãy bắt đầu từ các vai trò nghiệp vụ trong mô hình đối tượng nghiệp vụ. Đối với mỗi vai trò nghiệp vụ, thực hiện những bước sau đây:

ƒ Xác định xem vai trò nghiệp vụ sẽ sử dụng hệ thống thông tin không?

ƒ Nếu có, xác định một tác nhân cho hệ thống thông tin trong mô hình chức năngcủa hệ thống thông tin. Đặt tên tác nhân với tên của vai trò nghiệp vụ.

ƒ Đối với mỗi chức năng nghiệp vụ mà vai trò nghiệp vụ tham gia, tạo một chức năng hệ thống và mô tả vắn tắt.

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

71

Hình 2.28 Đối với mỗi vai trò nghiệp vụ, xác định một tác nhân hệ thống ứng cử viên. Đối với mỗi chức năng nghiệp vụ mà Tác nhân nghiệp vụ tham gia vào, tạo ra một chức năng hệ thống

ứng cử viên.

ƒ Xem xét các mục tiêu về tốc độ thực thi hay những thông tin bổ sung cho vai trò nghiệp vụ cần được chú thích như là một yêu cầu đặc biệt của chức năng hệ thống, hoặc nhập vào sưu liệu Đặc tả bổ sung của hệ thống.

ƒ Lập lại những bước này cho tất cả các vai trò nghiệp vụ. Ví dụ:

Hình 2.29 Dựa trên các mô hình nghiệp vụ của một ngân hàng, ta có thể thiết lập các tác nhân hệ thống và chức năng hệ thống ứng cử viên.

Nếu mục đích của việc xây dựng một hệ thống là tự động hóa hoàn toàn các qui trình nghiệp vụ (chẳng hạn như việc xây dựng một ứng dụng thương mại điện tử) thì vai trò nghiệp vụ sẽ không trở thành tác nhân hệ thống nữa. Thay vào đó, chính

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

72

Tác nhân nghiệp vụ giao tiếp trực tiếp với hệ thống và hoạt động như một tác nhân hệ thống.

Khi đó, cách thức thực hiện nghiệp vụ sẽ bị thay đổi khi xây dựng một ứng dụng thuộc loại này. Các trách nhiệm của vai trò nghiệp vụ sẽ chuyển sang Tác nhân nghiệp vụ.

Ví dụ: Khi xây dựng một site thương mại điện tử cho một ngân hàng, ta sẽ thay đổi cách thức mà qui trình được hiện thực hóa.

Các trách nhiệm của thư ký sẽ chuyển sang Khách hàng

Tạo ra tác nhân hệ thống Khách hàng tương ứng với Tác nhân nghiệp vụ Khách hàng.

Loại bỏđi tác nhân hệ thống Thư ký.

Điều chỉnh chức năng hệ thống Chuyển tiền 1 làm việc với tác nhân hệ thống Khách hàng, thay vì Thư ký.

Hình 2.30 Các vai trò nghiệp vụ tựđộng hóa hoàn toàn sẽ làm thay đổi cách thực hiện thực hóa qui trình, cũng như cách thức tìm ra các tác nhân và chức năng hệ thống.

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

73

2.3.7.2 Xác định các thực thể trong mô hình phân tích:

Hình 2.31 Đối với một thực thể nghiệp vụ, tạo ra một lớp trong mô hình phân tích của hệ thống.

Một thực thể nghiệp vụ được quản lý bởi hệ thống thông tin sẽ tương ứng với một thực thể trong mô hình phân tích của hệ thống thông tin. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sẽ thích hợp nếu để các thuộc tính của thực thể nghiệp vụ tương ứng với các thực thể trong mô hình hệ thống thông tin.

Nhiều vai trò nghiệp vụ có thể truy xuất một thực thể nghiệp vụ. Do đó, các thực thể tương ứng trong hệ thống có thể tham gia nhiều chức năng hệ thống thông tin.

Ví dụ:

Hình 2.32 Các thực thể nghiệp vụ Hồ sơ khách hàng, Tài khoản, và Vay là các ứng cử viên đểđược tựđộng hóa.

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

74

Ngoài ra, cần xem xét một số nguồn yêu cầu khác trên các hệ thống. Ví dụ: những Người dùng của hệ thống thông tin không được mô hình hóa trong mô hình nghiệp vụ, những chiến lược của toàn bộ công việc nghiệp vụ, những cơ sở dữ liệu được sử dụng, ...

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và ứng dụng mô hình hóa nghiệp vụ trong quy trình RUP (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)