Chính sách và quy trình cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần Á

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 37 - 43)

Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

2.3 Chính sách và quy trình cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần Á

Châu nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

Để thực hiện được mục tiêu rút ngắn thời gian làm thủ tục cho vay nhằm phục

vụ khách hàng nhanh chóng và đảm bảo an toàn vốn vay đòi hỏi phải tuân thủ một

cách nghiêm ngặt quy trình tín dụng đãđề ra.

Quy trình cho vay tại Ngân hàng Á Châu được thực hiện thông qua 15 bước cơ bản

sau:

2.3.1 Hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ

Tại Sở Giao dịch, các chi nhánh và phòng giao dịch, khi khách hàng có nhu cầu

vay vốn sẽ được tiếp nhận và hướng dẫn về thủ tục, điều kiện và các loại giấy tờ, hồ sơ cần thiết. Và việc này được thực hiện bởi nhân viên quản lý và phát triển khách

hàng (A/O) hoặc nhân viên dịch vụ tín dụng (Loan CSR).

2.3.2 Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình

Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn từ khách hàng, nhân viên A/O sẽ tiến hành gửi hồ sơ tài sản đảm bảo cho nhân viên định giá tài sản (A/A) (tại trung tâm định

giá tài sản trực thuộc Hội sở) để định giá tài sản thế chấp, cầm cố. Nhân viên A/A sẽ lập tờ trình thẩm định tài sản sau khi đã thẩm định tài sản đảm bảo. Và nhân viên A/O cũng sẽ tiến hành lập tờ trình thẩm định về tư cách và khả năng tài chính của khách hàng bao gồm : việc kiểm tra hồ sơ pháp lý (chứng minh nhân dân, hộ

khẩu, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, quyết định bổ nhiệm người đại diện pháp nhân,…), kiểm tra lịch sử vay - trả của khách hàng kể cả với

các ngân hàng khác qua Trung tâm thông thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà

nước (CIC) để đánh giá uy tín của khách hàng, đồng thời kiểm tra năng lực tài chính của khách hàng thông qua các số liệu trên các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp (những thông tin này sẽ được phân tích và tính toán thành các nhóm chỉ tiêu như: Khả năng tạo ra lợi nhuận, Khả năng khai thác và sử dụng tài sản, Cơ

cấu nguồn vốn tài trợ và cuối cùng là Khả năng thanh toán của khách hàng) để từ đó đánh giá một cách chính xác năng lực tài chính của khách hàng, đồng thời tiến hành phân tích phương án vay vốn trên các mặt: phương án sản xuất kinh doanh có

phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đãđăng ký không?, tính khả thi và hiệu

quả dự kiến của phương án trên, nguồn trả nợ cho phương án vay đó có phù hợp và

đảm bảo không? Việc thẩm định phương án vay vốn để đạt được hiệu quả cao đòi hỏi nhân viên A/O phải có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng và có kiến thức nhất định trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau để có được những nhận định chính xác về tính khả thi cũng như hiệu quả của mỗi phương án. Ngoài ra nhân

viên A/O còn phải cập nhật những thông tin về khách hàng vô phần mềm chấm điểm tín dụng nhằm để đảm bảo tính khách quan trong việc xem xét tư cách khách

hàng.

2.3.3 Quyết định cho vay và thông báo cho khách hàng

Sau khi hoàn thành tờ trình thẩm định khách hàng, nhân viên A/O sẽ tiến hành trình cấp có thẩm quyền xem xét và ký vào tờ trình thẩm định khách hàng. Sau đó,

nhân viên A/O sẽ tiến hành photo hồ sơ gởi cho thư ký Ban tín dụng/Hội đồng tín

dụng (để Thư ký gửi đến các thành viên Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng). Tại buổi

họp Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng, nhân viên A/O sẽ trình bày với các thành viên về nội dung thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng, phân tích, đánh giá và đưa ra quan điểm của mình về khoản vay mà khách hàng đã đề nghị. Các thành viên Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng sẽ trực tiếp phỏng vấn các vấn đề có liên quan đến

nhất ý kiến cho vay hay không cho vay và các điều kiện cần thiết khi được cho vay, Thư ký sẽ lập Biên bản họp ghi nhận lại các ý kiến thống nhất của các thành viên Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng và sau đó sẽ lập phúc đáp thông báo kết quả xét

duyệt khoản vay cho nhân viên A/O. Tối đa hai ngày làm việc kể từ ngày Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng quyết định cho vay hoặc không cho vay, nhân viên A/O hoặc nhân viên Loan CSR phải thông báo kết quả cho khách hàng.

2.3.4 Hoàn tất thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo

Căn cứ vào kết quả phê duyệt cho vay của Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng,

nhân viên A/O chuyển giao toàn bộ hồ sơ cho nhân viên Loan CSR để chuẩn bị hồ sơ giải ngân. Nhân viên Loan CSR tiến hành chuyển hồ sơ tài sản đảm bảo kèm

phúc đáp thông báo kết quảxét duyệt khoản vay cho Nhân viên pháp lý chứng từ và quản lý tài sản (LDO). Nhân viên LDO chịu trách nhiệm hoàn tất các thủ tục pháp

lý về tài sản đảm bảo cho khoản vay.

2.3.5 Nhận và quản lý tài sản đảm bảo

Khi khách hàng đã hoàn tất thủ tục pháp lý về tải sản đảm bảo nợ vay, nhân viên LDO sẽ tiến hành thủ tục nhận và quản lý tài sản thế chấp, cầm cố theo quy định.

2.3.6 Lập Hợp đồng tín dụng/Khế ước nhận nợ

Khi khách hàng có nhu cầu rút tiền vay, căn cứ nhu cầu thực tế của khách hàng và nội dung phê duyệt của Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng đãđược thực hiện hoàn tất, nhân viên Loan CSR tiến hành soạn Hợp đồng tín dụng/Khế ước nhận nợ,

chuyển cho khách hàng và bên có liên quan ký, sauđó trình cấp có thẩm quyền ký.

2.3.7 Tạo tài khoản vay và giải ngân

Căn cứ vào Hợp đồng tín dụng/Khế ước nhận nợ, nhân viên Loan CSR chịu

trách nhiệm thực hiện thủ tục tạo tài khoản vay thích hợp cho khách hàng. Sau khi tài khoản vay đã cóđầy đủ thông tin và kết nối về tài sản đảm bảo, nhân viên Loan CSR phối hợp với nhân viên kiểm soát hiệu lực hóa khoản vay. Sau đó, nhân viên giao dịch (Teller) sẽ thực hiện giải ngân cho khách hàng.

2.3.8 Lưu trữ hồ sơ

Việc lưu trữ hồ sơ tín dụng (bản chính) và các hồ sơ khác có liên quan sẽ được

nhân viên Loan CSR thực hiện theo quy định.

2.3.9 Kiểm tra, theo dõi khoản vay- thu nợ gốc và lãi vay

Sau khi đã giải ngân cho khách hàng, nhân viên A/O và Loan CSR sẽ thường

xuyên theo dõi tình hình trả nợ, kỳ hạn nợ của khách hàng thông qua màn hình TCBS (The Complete Banking Solution) hoặc bảng kê các khoản nợ gốc, lãi vay

đến hạn phát sinh trước ngày năm (5) hàng tháng. Nhân viên Loan CSR có trách

nhiệm soạn thư báo nợ gốc và lãi vay đến hạn. Nhân viên A/O và Loan CSR tiến

hành nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ và đề xuất ý kiến xử lý khi nhận thấy

khách hàng có dấu hiệu bất ổn trong thanh toán hoặc có những thay đổi làm ảnh hưởng đến khoản vay.

Nhân viên A/O phải kiểm tra thường xuyên việc sử dụng vốn vay và tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, thu nhập, công nợ của khách hàng sau khi giải ngân để đảm bảo các khoản vay được sử dụng đúng mục đích. Khi kiểm tra,

nhân viên A/O phải lập Biên bản kiểm tra (theo mẫu). Nếu khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích hoặc tình hình hoạt động ảnh hưởng xấu đến khả năng trả

nợ của khách hàng thì nhân viên A/O tiến hành lập tờ trình báo cáo và đề xuất hướng xử lý trình cấp có thẩm quyền xem xét và ký vào tờ trình.

2.3.10 Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Khi có nhu cầu cơ cấu lại thời hạn trả nợ (gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả

nợ), khách hàng phải gửi Giấy đề nghị (theo mẫu) cho ngân hàng theo thời gian đã

quy định trong Hợp đồng tín dụng. Căn cứ giấy đề nghị này, nhân viên A/O sẽ tiến

hành khảo sát, đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của khách hàng, sau đó lập

tờ trình thẩm định khách hàng, trong đó phân tích tình hình sản xuất kinh doanh,

hồ sơ gia hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn trả nợ giống như bước quyết định cho vay và thông báo kết quả cho khách hàng).

Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng phê duyệt gia hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn trả nợ theo

hình thức duyệt ngay trên tờ trình hoặc lập Biên bản họp (theo mẫu).

Trường hợp đồng ý gia hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, trong Biên bản họp

phải nêu rõ: thời hạn gia hạn, lãi suất gia hạn, phương thức thanh toán trong thời

gian gia hạn/thay đổi kỳ hạn/số tiền trả mỗi kỳ hạn. Sau khi nhận được phê duyệt đồng ý, nhân viên Loan CSR tiến hành cập nhật, điều chỉnh thông tin thay đổi trên TCBS và lập Phụ lục Hợp đồng tín dụng sửa đổi, bổ sung (theo mẫu)

Trường hợp không đồng ý hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, nhân viên A/O phải

làm thủ tục chuyển khoản vay sang nợ quá hạn.

2.3.11 Chuyển nợ quá hạn

Trong các trường hợp: đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả đủ nợ đến hạn

phải trả và không được đồng ý hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn trả nợ; hoặc có quyết định

thu hồi nợ trước hạn nhưng trong vòng 30 ngày mà khách hàng vẫn không thanh toán đủ nợ vay thì nhân viên A/O sẽ lập tờ trình thẩm định khách hàng về việc xét

duyệt chuyển nợ quá hạn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Căn cứ vào phê duyệt của cấp có thẩm quyền, nhân viên Loan CSR sẽ thực hiện

chuyển nợ quá hạn trên chương trình phần mềm TCBS. Sau đó lập thư báo cho

khách hàng về việc chuyển nợ quá hạn, đồng thời lập Biên bản bàn giao hồ sơ vay

cho Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA) hoặc bộ

phận xử lý nợ để theo dõi, khởi kiện thu nợ vay.

2.3.12 Khởi kiện thu hồi nợ xấu

Căn cứ vào hồ sơ khách hàng nợ quá hạn do nhân viên Loan CSR chuyển sang,

ACBA/Bộ phận xử lý nợ thực hiện thu hồi nợ theo đúng quy định chức năng,

ACBA/Bộ phận xử lý nợ sẽ dùng một số biện pháp xử lý nợ như: Đốc nợ (là việc áp dụng các biện pháp đôn đốc khách hàng trả nợ mà chưa phải áp dụng biện

pháp khởi kiện); Khởi kiện (là biện pháp thu hồi nợ bằng việc tham gia tố tụng bắt đầu từ giai đoạn khởi kiện cho đến khi hoàn tất việc thi hành án để thu hồi nợ); Xử

lý tài sản đảm bảo; Và một số biện pháp khác như: chuyển nợ sang ngân hàng khác, bán nợ cho các tổ chức mua bán nợ,…

2.3.13 Miễn, giảm lãi

Khi khách hàng gặp khó khăn trong việc trả lãi vay và có đề nghị nộp hồ sơ đề

nghị miễn, giảm lãi vay, nhân viên Loan CSR sẽ tiếp nhận hồ sơ (bao gồm: Kế

hoạch trả nợ và cam kết trả nợ; Tài liệu chứng minh nguyên nhân, những mức độ

tổn thất về tài sản; khó khăn về tài chính; Báo cáo tài chính đến thời điểm gần

nhất).

Sau đó, nhân viên A/O sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, các thông tin,

số liệu được cung cấp và đối chiếu với thực tế, lập tờ trình miễn, giảm lãi kèm hồ sơ trình cấp có thẩm quyền ký. Trong tờ trình phải nêu rõ: quá trình cho vay, thu nợ

và các biện pháp đang áp dụng; mức độ tổn thất tài sản và khó khăn tài chính của khách hàng; và đề xuất mức miễn, giảm lãi.

Sau khi cấp có thẩm quyền xem xét hồ sơ vay và có ý kiến đề nghị mức miễn,

giảm lãi, nhân viên A/O sẽ trình lên Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng (theo trình tự

giống như bước quyết định cho vay và thông báo kết quả cho khách hàng).

Sau khi nhận được Biên bản họp của Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng chấp thuận

miễn, giảm lãi vay, nhân viên A/O thông báo cho nhân viên Loan CSR thực hiện

việc miễn, giảm lãi vay trên chương trình phần mềm TCBS và thông báo cho nhân viên Teller thanh lý tài khoản vay của khách hàng.

2.3.14 Thanh lý/Tất toán khoản vay

trên tài khoản vay của khách hàng. Cũng như các khoản phải thu trên tài khoản vay này để xác định xử lý, tất toán khoản vay.

Khi khách hàng có đề nghị giải chấp tài sản, nhân viên Loan CSR sẽ tiếp nhận,

kiểm tra các dư nợ của khách hàng và làm giấy đề nghị giải chấp tài sản theo mẫu

và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Sau khi nhận được đề nghị giải chấp, nhân viên LDO sẽ tiến hành làm thủ tục

giải chấp tài sản thế chấp.

Nhân viên Loan CSR sẽ kiểm tra lại quá trình thanh toán của khách hàng trên tất

cả số dư (vốn, lãi, phí, phạt,…)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)