Ảnh hưởng đến đất đai của hộ điều tra

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện phổ yên tỉnh yên bái (Trang 79 - 82)

5. Bố cục của luận văn

2.2.2.1.Ảnh hưởng đến đất đai của hộ điều tra

Việc xây dựng các KCN hầu hết nằm trong khu vực đất đai được người dân sử dụng chủ yếu vào việc sản xuất nông nghiệp, vì vậy nó không chỉ ảnh hưởng đến việc làm giảm diện tích đất của từng hộ mà còn làm cho tình hình biến động đất đai của các hộ trở nên sôi động hơn. Tình hình biến động đất đai ở các hộ điều tra bao gồm việc mua, bán, thuê, mượn, cho thuê, cho mượn của các hộ nông dân và việc thu hồi đất nông nghiệp của Nhà nước.

Khi tính toán các chỉ tiêu về đất thì chúng tôi sẽ phản ánh tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra. Điều đó có nghĩa là diện tích đất mà hộ mua hay thuê, mượn sẽ được tính vào diện tích đất canh tác hiện nay của hộ, nếu hộ bán hay cho thuê thì diện tích đó sẽ không tính vào diện tích đất canh tác của hộ. Tình hình phân bố và sử dụng đất đai của các hộ điều tra đã có nhiều sự biến động khi các KCN mọc lên. Xem xét tình hình này ở các hộ điều tra được thể hiện qua bảng 2.6

Qua bảng 2.6 ta có thể thấy: Nhìn chung so với trước khi thu hồi đất thì diện tích bình quân trên một hộ đều giảm ở tất cả các nhóm hộ. Cụ thể như sau: Đối với nhóm hộ 1 là nhóm chỉ bị mất đất sản xuất nông nghiệp thì tổng diện tích giảm rõ rệt, nhưng thể hiện rõ nhất ở nhóm hộ có diện tích đất nông nghiệp thu hồi trên 50%. Theo kết quả điều tra 50 hộ thuộc nhóm này ta thấy trước thu hồi đất tổng diện tích bình quân trên hộ của nhóm này là 3431,68 m2 nhưng sau khi thu hồi đất diện tích này giảm xuống còn 1771,21 m2. Còn đối với nhóm hộ có diện tích đất nông nghiệp thu hồi dưới 50%, tuy diện tích có giảm song tổng diện tích bình quân trên hộ vẫn ở mức cao, trước thu hồi đất tổng diện tích bình quân là 3171,69 m2 nhưng sau khi thi hồi đất diện tích này vẫn còn 2472,31 m2. Đối với nhóm hộ 2 là nhóm mất tổng hợp các loại đất thì tổng diện tích bình quân trên hộ cũng giảm nhiều so với trước khi thu hồi đất.

Bảng 2.6: Hiện trạng sử dụng đất trƣớc và sau thu hồi đất của các hộ điều tra

Chỉ tiêu

Nhóm hộ 1 (n=80 )

Nhóm hộ 2 (n=20)

Hộ có DT thu hồi < 50% (n=30) Hộ có DT thu hồi 50% (n=50)

Trƣớc THĐ Sau THĐ Trƣớc THĐ Sau THĐ Trƣớc THĐ Sau THĐ

SL (m2) Tỷ lệ (%) SL (m 2 ) Tỷ lệ (%) SL (m 2 ) Tỷ lệ (%) SL (m 2 ) Tỷ lệ (%) SL (m 2 ) Tỷ lệ (%) SL (m 2 ) Tỷ lệ (%) Tổng DTBQ/hộ 3171,69 100 2472,31 100 3431,68 100 1771,21 100 4139,75 100 1728,65 100 DT đất NN BQ/hộ 2377,30 74,95 1677,95 67,87 2497,94 72,79 835,80 47,19 2942,20 71,07 1199,40 69,38 DT đất thổ cư BQ/hộ 482,45 15,21 482,45 19,52 482,45 14,06 480,05 27,10 581,20 14,04 154,50 8,94 DT đất vườn tạp BQ/hộ 225,34 7,11 225,34 9,11 395,76 11,53 395,76 22,35 490,60 11,85 181,90 10,52 Đất khác BQ/hộ 86,57 2,73 86,57 3,50 55,53 1,62 59,60 3,36 125,75 3,04 192,85 11,16

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2008

Cụ thể, trước khi thu hồi đất tổng diện tích bình quân trên hộ là 4139,75 m2

nhưng sau khi thu hồi đất con số này giảm xuống còn 1728,65 m2, điều này chứng tỏ diện tích đất các hộ chuyển đổi phục vụ cho KCN là rất lớn.

Theo kết quả điều tra ta có thể thấy trong toàn bộ diện tích bị thu hồi thì đại đa số vẫn là diện tích đất nông nghiệp. Cụ thể:

Đối với nhóm có diện tích đất thu hồi dưới 50% trước khi thu hồi diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân là 2377,3 m2 chiếm 74,95% tổng diện tích, sau khi thu hồi con số này giảm xuống còn 1677,95 m2 chiếm 67,87% tổng diện tích.

Đối với nhóm có diện tích thu hồi trên 50% thì sau khi thu hồi đất diện tích sản xuất nông nghiệp giảm rất nhiều, theo kết quả điều tra 50 hộ thì trước khi thu hồi đất diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân của các hộ là 2497,94 m2 chiếm 72,79% tổng diện tích, nhưng sau khi thu hồi đất con số này giảm xuống chỉ còn 835,80 m2 chiếm 47,23% so với tổng diện tích. Điều này cho thấy trong các loại đất thì đất sản xuất nông nghiệp vẫn là đối tượng bị thu hồi nhiều nhất.

Đối với các loại đất khác thì sau thu hồi đất không có sự thay đổi ở nhóm 1, song ở nhóm 2 lại có sự thay đổi tương đối lớn, đặc biệt là đất thổ cư và đất vườn tạp, cụ thể: Trước khi thu hồi đất diện tích đất thổ cư bình quân trên hộ là 581,2 m2 chiếm 14,04% so với tổng diện tích, sau khi thu hồi đất thì con số này giảm xuống còn 154,5 m2 chiếm 8,94% so với tổng diện tích, đất vườn tạp bình quân từ 490,6 m2 xuống còn 181,9 m2.

Tóm lại, qua phân tích bảng số liệu trên ta thấy rõ được thực trạng của việc chuyển đổi đất phục vụ xây dựng KCN, trong đó diện tích đất chuyển đổi nhiều nhất là đất sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, đất đai là một tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp, vì vậy việc thu hồi đất sẽ không tránh khỏi những tác động tiêu cực tới đời sống của

các hộ dân, đặc biệt là những hộ làm nông nghiệp. Để khắc phục những tác động tiêu cực này ở mức tối thiểu yêu cầu cấp bách đặt ra là phải có những giải pháp kịp thời trước mắt cũng như lâu dài để giải quyết lao động, việc làm nhằm nâng cao thu nhập góp phần ổn định đời sống của người dân sau thu hồi đất.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện phổ yên tỉnh yên bái (Trang 79 - 82)