Quy hoạch sử dụng đất không chỉ để quản lý (giao đất, thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng...) mà còn là công cụ quan trọng để điều tiết thị tr−ờng, nó gắn liền với việc đăng ký biến động (giao dịch đất đai) và nâng cao giá trị đất đai (định giá đất).
Quy hoạch sử dụng đất là quá trình phân phối tài nguyên đất đai với mục tiêu chung là phát huy hiệu quả cao nhất về kinh tế và môi tr−ờng đối với xã hội, điều này gắn liền với nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ và từng vùng, nên có ý nghĩa cả về thời gian và không gian.
Việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất phải gắn liền với hiện trạng đất đã đăng ký để giải quyết các quan hệ về lợi ích trong tr−ờng hợp phân phối lại tài sản hoặc tài nguyên - Việc tách thửa và gộp thửa là một quá trình phức tạp cả về pháp lý và kinh tế mà tất cả các ph−ơng án quy hoạch sử dụng đất đều phải xử lý đầy đủ để tăng tính khả thi. Pháp luật cần phải quy định cụ thể về trình tự, thủ tục phân phối lại các quyền và nghĩa vụ về đất, −u tiên sử dụng đất để phát triển cơ sở hạ tầng và phúc lợi công cộng, đồng thời tính toán đầy đủ về các lợi ích kinh tế - xã hội - môi tr−ờng của ng−ời sử dụng đất. Các ph−ơng án đền bù thiệt hại về đất đai cần cân đối với những thu lợi về kinh tế sẽ mang lại, phải có chính sách cụ thể để giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra.
Việc quy hoạch sử dụng đất đô thị (bao gồm cả quy hoạch chỉnh trang đô thị và phát triển đô thị) nói chung đều làm cho giá trị đất đai và bất động sản tăng cao. Trong tr−ờng hợp này nếu công tác đăng ký đất đai và bất động sản làm không tốt thì dòng giá trị tăng lên đó sẽ chảy vào ng−ời đang sử dụng đất, còn ng−ời đầu t− thì không đ−ợc h−ởng lợi, ngân sách nhà n−ớc bị thất thu! Do đó, một trong những điều kiện để quy hoạch sử dụng đất phát huy hiệu quả tích cực và lành mạnh là công tác đăng ký đất đai phải đi tr−ớc một b−ớc, và sau đó, việc đăng ký biến động phải đ−ợc hoàn thành kịp thời, càng sớm càng tốt. Sự chậm trễ trong công tác đăng ký còn tạo kẽ hở cho các hoạt động tiêu cực trong thị tr−ờng (đầu cơ, nâng giá, trốn thuế...).