Quản lý và điều phối tiến trình

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU và NGHIÊN cứu kỹ THUẬTPHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG TRÊN MÔITRƯỜNG SYMBIAN OS (Trang 42)

2 Hướng nghiên cứu và giới hạn đề tài

2.3.4 Quản lý và điều phối tiến trình

Việc điều phối và quản lý tiến trình, tiểu trình sẽ do nhân đảm trách. Bộđiều phối tiến trình hoạt động theo cơ chếđộ ưu tiên với nguyên lý không độc quyền sử

dụng thuật toán điều phối Round Rubin: trong một chu kỳ, tiểu trình có độ ưu tiên cao nhất sẽ được chạy trước tiên, các tiểu trình khác ở trạng thái tạm hoãn (suspend). Nhân hệ thống kiểm tra độưu tiên của các tiểu trình tại đầu chu kỳ và sẽ

phục hồi hoạt động (resume) cho tiểu trình nếu tiểu trình này có độưu tiên lớn hơn tiểu trình đang hoạt động.

Thông thường, để xây dựng cơ chế quản lý sự kiện cho các tiến trình, các hệ điều hành sử dụng cơ chếđa tiểu trình (multi thread): ví dụ một tác vụ tính toán lâu và phức tạp được xử lý bởi một tiểu trình trong khi một tiểu trình khác tiếp tục chờ

xử lý các sự kiện nhập của người dùng. Cơ chế này Symbian có hỗ trợ nhưng hiếm khi được dùng do bộ vi xử lý không mạnh mẽ như trên máy tính và sử dụng nhiều tiểu trình cũng không phù hợp với mô hình sử dụng server trên Symbian. Do đó Symbian đã sử dụng một cơ chế tối ưu hơn cho hoạt động của ứng dụng và các server: Đó là mọi vấn đề quản lý sự kiện và xử lý tác vụ đồng thời đều được thực hiện nhờ một đối tượng đặc biệt trong Symbian, active object. Mỗi một tiểu trình trên hệ điều hành Symbian có một bộ điều phối active scheduler đảm trách việc quản lý sự kiện thông qua việc quản lý điều phối một hoặc nhiều active object.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU và NGHIÊN cứu kỹ THUẬTPHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG TRÊN MÔITRƯỜNG SYMBIAN OS (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)