4.1. Kết luận
Qua quá trình điều tra, nghiên cứu bệnh thán th− do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây hại trên cây hồng tại x@ Bảo Lâm huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn chúng tôi rút ra một số kết luận nh− sau:
- Thành phần bệnh nấm gây hại trên cây hồng tại x@ Bảo Lâm huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn có 4 loại gồm: bệnh thán th−, bệnh đốm đa giác, bệnh thối tai quả, bệnh đốm lá. Trong đó bệnh thán th− là bệnh gây hại nặng nhất nó ảnh h−ởng trực tiếp đến năng suất, mẫu m@ quả hồng.
- Nấm Colletotrichum gloeosporioides là nguyên nhân gây ra bệnh thán th− hại cây hồng. Bào tử phân sinh của nấm hình trụ, hai đầu tròn, đơn bào,
không màu, có 2 giọt dầu phản quang ở hai đầu có kích th−ớc 11,5 - 17,7àm
chiều dài và 3,75 - 5,5àm chiều rộng. Trong điều kiện có ôxy bào tử của nấm
nảy mầm sau 8 giờ và hình thành giác bám sau 24 giờ. Nấm sinh tr−ởng tốt
nhất trên môi tr−ờng PGA ở nhiệt độ 25 - 300C và pH 6,0 - 6,5.
- Nấm gây bệnh thán th− có thể xâm nhiễm và gây hại trên nhiều bộ phận của cây (lá, cành non, cuống quả, quả). Thời kỳ tiềm dục ngắn nhất (4 - 5 ngày) khi lây bệnh có sát th−ơng cơ giới với nguồn bào tử đ−ợc lấy trực tiếp từ mô bệnh. Trong các bộ phận lây bệnh cành non là vị trí có tỷ lệ phát bệnh cao (100%) và thời kỳ tiềm dục ngắn nhất (4 - 5 ngày).
- Trên cây hồng tại Bảo Lâm - Cao Lộc - Lạng Sơn bệnh thán th− phát sinh và gây hại nặng trong các tháng 4, 5, 6. Trên các bộ phận gây hại bệnh gây hại nặng nhất trên cành non sau đến quả và lá. V−ờn −ơm bị bệnh nặng hơn v−ờn kinh doanh.
- Biện pháp nhân giống và địa hình trồng có ảnh h−ởng đến mức độ nhiễm bệnh của cây: v−ờn cây trồng bằng cây giống là cây ghép bị bệnh nặng
hơn cây nhân giống bằng rễ, cây trồng ở độ dốc < 100 bị bệnh gây hại nặng hơn các độ dốc lớn hơn.
- Việc áp dụng kỹ thuật canh tác tổng hợp nh− cắt tỉa, bón phân cân đối và phun phòng bệnh bằng thuốc Viben - C 50 BTN (0,2%) tr−ớc các đợt lộc của cây làm giảm rõ rệt mức độ gây hại của bệnh thán th− trên cây hồng.
- Kết quả khảo sát hiệu lực của thuốc trừ nấm trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng ruộng cho thấy: Ridomil 68 WP (0,2%) và Viben - C 50 BTN (0,2%) có khả năng phòng trừ bệnh tốt nhất. Sử dụng một trong hai loại thuốc vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 sẽ hạn chế rõ rệt mức độ gây hại của bệnh.
4.2. Đề nghị
- Tiếp tục nghiên cứu để tìm hiểu sâu hơn về bệnh thán th− hại cây hồng Bảo lâm nói riêng và cây hồng nói chung, từ đó rút ra quy luật phát sinh, phát triển và gây hại của bệnh tại các vùng trồng hồng trọng điểm.
- Tiếp tục khảo sát một số loại thuốc hoá học, sinh học khác trong
phòng trừ bệnh thán th− hại cây hồng. áp dụng thêm các biện pháp kỹ thuật
canh tác để từ đó hoàn thiện quy trình phòng trừ tổng hợp bệnh thán th− hại cây hồng.
Chúng tôi hy vọng những kết quả b−ớc đầu của đề tài trên đây góp một
phần nhỏ vào việc nghiên cứu nấm Colletotrichum gloeosporioides gây bệnh
thán th− trên cây hồng và bổ sung một số biện pháp phòng trừ hiệu quả cho quy trình phòng trừ bệnh ngoài sản xuất.