3.1. Kết luận
NTTS sẽ dần phát triển thành nghành kinh tế mũi nhọn của xã Quảng An nói riêng, huyện Quảng Điền nói chung góp phần cải thiện đời sống cho người dân, giải quyết việc làm cho người lao động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tự nhiên.
Thông qua điều tra thực tế, tuy còn nhiều hạn chế nhưng cũng đã giúp chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:
• Đề tài đã thể hiện thực trạng phát triển nghành nghề nuôi tôm POST( sú) ở xã trong thời gian gần đây, tập trung nghiên cứu vụ xuân hè năm 2010 nhằm rút ra được những thuận lợi cũng như thách thức:
Năng suất tôm của các hộ điều tra chịu tác động của nhiều nhân tố: chi phí thức ăn, chi phí xử lí ao, công lao động...Trong đó 2 nhân tố ảnh hưởng lớn nhất là chi phí thức ăn và công lao động.
Hình thức nuôi cũng là yếu tố quan trọng tác động đến năng suất. Qua điều tra cho thấy hiện nay hình thức chủ yếu vẫn là QCCT và một số rất ít là BTC.
Mô hình nuôi trồng đa số là xen ghép hỗn hợp (tôm+cua+cá kình). Và tất cả đều nuôi hạ triều.
Quá trình nghiên cứu cũng nhận thấy còn nhiều vấn đề mà thực tiễn hiện nay vẫn chưa giải quyết được: cung cấp con giống về số lượng lẫn chất lượng và thu mua sản phẩm trên địa bàn.
Mức đầu tư chưa thoả đáng: cơ sở hạ tầng ao nuôi đặc biệt là hệ thống kênh mương, đầu tư thức ăn, thuốc chữa bệnh...
• Hệ thống hoá cơ sở lí luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nói chung và hiêu quả nuôi tôm nói riêng. Đề tài đã nghiên cứu những tiềm năng và thế mạnh phát triển NTTS của xã.
Xuất phát từ những vấn đề còn tồn tại trong vấn đề nuôi tôm tại vùng đầm phá Quảng An Huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế và để thực hiện tốt các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau: