THIỀN trong TÌNH YÊU và CÔNG VIỆC Nguyên tác: Everyday Zen — Love & Work

Một phần của tài liệu Nói với tuổi 20 pdf (Trang 31 - 126)

Nguyên tác: Everyday Zen — Love & Work Tác giả: Charlotte Joko Beck — Biên tập: Steve Smith

qua cái cửa “Tự trọng” này, thì mới có cơ hội đi xa hơn.

Lòng tự trọng thì hay bực tức. Bực tức đây tôi muốn chỉ là đủ loại chán nản, bao gồm khó chịu, phẫn uất, ganh tị. Tôi nói nhiều về bực tức để tìm hiểu nó và học cách làm sao đối trị nó trong tu tập để có thể đến gần cửa “Vô môn”.

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta biết ý nghĩa thế nào là lùi lại một chút để nhận diện vấn đề. Thí dụ: Tôi nhìn Laura đang cắm một chậu bông. Cô ta kéo và khều những bông hoa rồi đứng lui ra sau, ngắm nhìn xem chậu hoa có cân đối hay cần điều chỉnh thêm hay không. Nếu bạn là người may áo, trước tiên, bạn đo, cắt, may, rồi thử mặc, đứng trước gương soi xem nó như thế nào, vai có vừa dặn không, đường lai ra sao, v.v.. Cùng thế đó, để đưa đời ta vào viễn cảnh của cuộc đời, ta nên lùi lại và nhìn xem hiện cảnh của ta ra sao.

Tu thiền là giúp ta phát triển khả năng dừng lại để nhìn. Hãy chọn một ví dụ cụ thể: tranh cãi. Cái nguyên nhân quan trọng nhất cho sự tranh cải chỉ là lòng tự trọng. Giả sử tôi có gia đình và có sự tranh cải với chồng tôi. Ông ấy đã làm một việc mà tôi không lấy làm vừa lòng — số là ông ấy đã phung phí số tiền dành dụm của gia đình vào chiếc xe mới — trong khi chiếc xe đang có vẫn còn dùng được. Tôi nghĩ — sự thật là vậy mà — rằng tôi thì đúng. Tôi nổi giận, điên tiết lên, muốn la hét. Vậy tôi có thể làm gì với cơn giận của tôi? Việc ích lợi gì tôi có thể làm? Đầu tiên, tôi nghĩ ý kiến hay nhất là dừng lại một phút giây và bước lùi một bước: hành động và nói năng càng ít càng tt trong phút giây này. Trong khi rút lui một chút, tôi tự nhắc nhỡ mình rằng, tôi thật sự muốn cái gì, có khả năng tự chế cao hơn. Khi làm thế nghĩa là ta bước vào một lãnh vực mới, nếu cần phải đặt một cái tên thì hãy gọi, lãnh vực tâm linh.

Hãy nhìn vào chuỗi nối tiếp của những bước tu tập. Nên biết rằng, trong khi cơn giận đang dâng cao, thật sự rất ư là khó khăn cho ta tu tập niệm Pháp khi nó xảy ra. Nhưng cố gắng lùi một vài bước, làm và nói thật ít, hay rời đi nơi khác (nếu có thể, hãy xem mình là một người khác còn xác thân kia là của người đang trong cơn giận). Khi ta đã có được khoãng cách đối với hiện trạng, chỉ (ngồi một mình) trong yên lặng mà quan sát. Ý tôi muốn nói là, quan sát hay xem cuốn phim đang trình diễn trong tâm mình: ông ấy đã nói gì, đã làm gì, tôi đã nói gì về việc ấy, tôi nên làm gì về việc đó… những thứ này đã xảy ra đều là hoang tưởng. Nó không là sự thật của những gì đã xảy ra. Nếu có thể (rất khó làm trong lúc giận) hãy niệm những tư tưởng này. Tại sao lại khó? Vì khi giận, có một chướng ngại vật đứng chắn ngang con đường tu tập: Thật sự ta không muốn tu tập — ta thích thõa lòng tự trọng của mình, thích là người đúng trong cuộc tranh cải, vấn đề. Ta không muốn tìm sự thật — ta chỉ muốn bảo thủ quan điểm của mình. Đó là lý do tại sao, trước hết là phải lùi lại, nói ít lại. Phải mất rất nhiều tuần lễ hoặc nhiều tháng thời gian tu tập tích cực mới có thể nhận thấy và làm được sự kiện này. Cái chúng ta muốn không phải là người đúng (người kia sai), mà chúng ta muốn xây dựng khả năng tự chế cao hơn. Lùi lại và quan sát. Đặt tên (niệm) tư tưởng của cơn sôi động: vâng, ông ấy không nên làm thế; vâng, tôi không thể chịu đựng được việc làm đó của ông; vâng, tôi sẽ làm cái gì đó để trả đủa — phương thức này tuy thô thiển, nhưng nó cũng diễn tả trọn vẹn một màn kịch.

Nếu chúng ta thật sự lùi bước và quán sát — như đã nói, rất khó làm trong khi giận — chúng ta sẽ (có lúc nào đó) có khả năng thấy được tư tưởng chỉ là tư tưởng (không thật) và nó không phải là sự thật. Đôi khi, ta phải trãi qua tiến trình (lùi bước và quán sát) này mười, hai-mươi, ba-mươi lần mới có thể thấy được tư tưởng bắt đầu dịu xuống. Khi chúng hạ xuống, thì ta còn lại những gì? Chỉ còn lại cho ta kinh nghiệm trực quán của những phản ứng vật lý trong cơ thể, những cặn bả (sự căng thẳng, sự co rút). Trong kinh nghiệm trực quán không có nhị biên, ta sẽ có cơ hội đi vào sự tĩnh lặng. Ở trong trạng thái này, ta tự biết phải làm gì, hành xử ra sao; cách hành xử tốt nhất cho bản thân ta và cho người khác. Trong quá trình tạo dựng khả năng tự chế cao hơn, ta có thể kinh nghiệm trực tiếp được bản thể Chân như.

nào chúng ta thật sự tách rời bản thân khỏi những thứ khác? Thế nào? Lòng tự trọng làm phát sinh cơn giận là cái phân chia ta. Giải pháp duy nhất là tu tập. Khi tu tập, chúng ta sẽ kinh nghiệm được là, cảm giác cách ngăn chỉ là một trạng thái rõ ràng của thân. Lúc đó, lòng bao dung rộng mở.

Những thứ đã phát sinh và tăng trưởng là mức độ chịu đựng (tự chế) những thăng trầm đời sống mà không làm cho ta dao động hay mất thăng bằng. Lúc ban đầu, mức độ chịu đựng này rất nhỏ có giới hạn, sau đó nó sẽ lớn rộng hơn, và rồi nó sẽ lớn thêm mãi. Nó sẽ không ngừng lớn rộng hơn. Trạng thái giác ngộ thì rất bao la và từ bi. Nhưng bao giờ ta vẫn còn sống, ta vẫn thấy có sự giới hạn của mức chịu đựng này và đó cũng là lý do ta phải luôn tu tập. Làm sao ta biết mức chịu đựng này tới đâu? Khi ta cảm được cơn giận thì ta nên biết rằng ta đang tới giới hạn cao nhất của mình rồi; không có gì là bí mật cả. Sức mạnh của sự tu tập là cái khả năng tự chế tăng trưởng đến mức độ tương ưng.

Trong khi tu tập, chúng ta cần nên khoan dung đối với chính mình. Chúng ta cần phải nhận ra lúc nào tâm của ta không muốn tu tập. Thật ra không có ai muốn tu tập luôn luôn và đó cũng không phải là điều xấu gì khi chúng ta không tu tập. Chúng ta thường hay làm những gì khi chúng ta đã sẳn sàng để làm việc đó.

Tu tập để tạo ra khả năng tự chế cao hơn thì có tính cách tâm linh, bởi vì nó vốn không hình tướng. Cái khả năng này không phải là một vật; sự nhận biết đâu phải là một vật; sự chứng kiến đâu phải là một vậy hay một người. Đâu có một người nào đang chứng kiến. Hơn nữa, ai đây có thể chứng kiến được thân và tâm của ta ngoài thân và tâm của chính mình. Nếu tôi có thể quán sát thân và tâm của tôi trong cơn giận dữ, vậy ai là người đang quán sát (và ai đang lên cơn giận)? Từ đó cho thấy, tôi khác với cơn giận của tôi và tôi lớn hơn nó (vì tôi thấy nó mà nó không chuyển tôi.) Sự hiểu biết này sẽ giúp tôi phát triển cái khả năng tự chế (sức chịu đựng) cao hơn lên. Vậy cái mà cần phải tăng là khả năng quán sát. Cái bị (đối tượng) quán sát là thứ hai. Chúng ta nổi giận thì không có gì lạ (ta vẫn là con người mà), nhưng được khnăng quán sát cái cơn gin trong lúc nó phát sinh ri dit đi mi là quan trng.

Khi khả năng tăng trưởng dần, ban đầu ta chquán sát (cơn gin), ri đi đến kinh nghim (cơn gin), thì sẽ có hai yếu tố đồng thời cũng lớn mạnh lên: Trí tuệ, là khả năng nhìn được thực chất cuộc đời (theo đường lối vận hành của nó, chớ không phải đường lối ta muốn nó ra sao), và lòng thương cảm chân thật, tình cảm phát sinh từ cái nhìn hài hòa với bản chất cuộc đời. Ta không thể có lòng thương cảm chân thật với bất cứ vật hay người nào, nếu lòng tự trọng và cơn giận luôn bám víu theo ta và phát tác bất ngờ; điều đó không thể nào xảy ra. Lòng thương cảm gia tăng theo độ cao khả năng tự chế của ta.

Trong khi tu tập, chúng ta đang giải phẩu đời sống của mình đồng thời đang học nó. Tiến trình và lợi ích có sự khác biệt tùy vào trường hợp của mỗi người. Một số người, tùy thuộc vào điều kiện sống và bối cảnh gia đình, quá trình này có thể rất thuận lợi và sự giải thoát thì xảy ra chậm. Những người khác, tiến trình có nhiều sóng gió, những cơn sống tình cảm to lớn, nó nổi cuộn lên như một cái đập cao bị vỡ, ta có thể bị choáng ngợp hay bị nhận chìm. Chính trong những khổ đau, nghịch cảnh đó đưa dồn họ vào trạng thái cực đoan tương tự như thế nước cao của cái đập ngay bên bờ đại dương, chỉ cần đập bị vỡ thì nước trên đập có thể hòa nhập vào đại dương bao la một cách nhanh chóng.

Tuy thế, tôi nghĩ rằng, thật là quan trọng cho một tiến trình đều đặn (đừng lẹ lắm). Nếu nó đi lẹ quá, ta nên chậm lại. Dĩ nhiên khóc than, dao động, giận dữ không là điều con người muốn có. Cái đập rồi cũng sẽ bể, nhưng không cần thiết phải vỡ đập quá sớm, tốt hơn nên chậm lại. Còn như không thể chậm lại được thì để nó tự nhiên — ta không cần thiết phải thay đổi nó. Chúng ta không giống nhau về căn cơ, bối cảnh cuộc đời, khó khăn trong quá khứ, những thứ này là những xúc tác quan trọng cho việc cái đập bể chậm. Nhưng không cần biết là thế nào (dù trắc trở hay trơn tru) thì bao giờ cũng phải có một cái đập nước tồn tại và sẽ phải vỡ ra ở một thời điểm nào đó.

Cũng nên nhớ rằng, một chút ví dõm về tất cả những thứ này chưa hẳn là điều không tốt. Từ trong tầng sâu thẳm tâm hồn, chúng ta đâu có từ bỏ một cái gì đâu. Chúng ta không cần phải từ bỏ những thói quen đã bị ám ảnh bấy lâu nay; cái chúng ta làm là, thấy được chúng rõ ràng, và nhận ra chúng ta thật là ngộ nghĩnh (tại sao mình lại lầm nghĩ và có khuynh hướng như thế trong quá khứ), và đó cũng là một phần của đời sống thế gian. Thậm chí, đôi khi ta có cảm tưởng là, toàn thể (người và vật) đều là điên khùng hết (gồm cả ta trong đó); nhưng khi xưa ta có bao giờ nghĩ rằng là ta cũng khùng như thế (hay là hơn nữa) bởi vì đó là lòng tự trọng đã tạo cho ta có ý nghĩ như thế.

Mở ra chiếc hộp kỳ bí

Chất lượng của sự tu tập thì luôn được phản ảnh trong chất lượng đời sống của chúng ta. Nếu chúng ta thật sự tu tập đúng đắn thì chắc chắn sẽ có sự thay đổi theo thời gian. Giờ đây, chúng ta có thể có một ảo tưởng về sự tu thiền của mình là, tu tập sẽ làm cho mọi sự việc trong đời sống của mình thoãi mái hơn, trong sáng hơn, thuận lợi hơn, hạnh phúc hơn, v.v… Không có gì hơn qua sự thật. Trong khi uống cà phê sáng hôm nay, đột nhiên có hai câu chuyện thần thoại xuất hiện lên trong đầu tôi. Tôi nghĩ rằng phải có một lý do gì đó. Chuyện thần thoại luôn luôn được thể hiện những sự thật căn bản về con người. Đó là lý do nó vẫn tồn tại theo thời gian.

Câu chuyện thần thoại đầu tiên mà tôi nghĩ đến là chuyện về nàng công chúa và hạt đậu: xa xưa có sự thử thách cho nàng công chúa là, nếu nàng ngũ trên một cái giường lót bằng ba-mươi tấm nệm chất lên nhau, cô ta có thể nào cảm giác được nếu có một hạt đậu nằm dưới tấm nệm dưới cùng. Bây giờ nếu bạn nghĩ là, tu thiền sẽ chuyển hóa ta thành những công nương, hoàng tử. Không, ta sẽ trở nên dễ thông cảm và nhạy bén hơn; chúng ta sẽ biết nhiều điều về ta và người khác mà ta không biết trước kia. Chúng ta trở nên truyền cảm hơn nhưng đồng thời đôi khi dễ cáu kỉnh, hay bực bội nữa.

Câu chuyện kia nói về cái hộp kỳ bí. Bạn nhớ — người nào đó tò mò về cái gì ở bên trong một cái hộp kỳ dị và cuối cùng nhịn không nỗi, đã mở nó ra — và những đồ vật, rác rến tuông ra, tạo nên không gian rối loạn, không trật tự. Tu tập đối với ta cũng thường xảy ra như thế. Mở cái hộp (Tâm) ra.

Mọi người chúng ta cảm giác là, chúng ta và đời sống thì phân cách nhau; giống như có một bức tường bao lấy chung quanh ta. Dù là bức tường vô hình, nhưng nó hiện hữu. Khi nào ta còn cảm giác phân cách với đời sống là ta có cảm giác bức tường tồn tại. Người giác ngộ thì không có bức tường đó. Tôi thì chưa có hân hạnh gặp được một người như thế. Thế nhưng, với sự tu tập, bức tường đó sẽ từ từ mờ nhạt đi và sẽ hoàn toàn biến mất.

Bức tường đã giữ cho chúng ta bị biệt lập. Chúng ta có thể bồn chồn, có những tư tưởng xáo trộn, nhưng chính bức tường che khuất làm cho chúng ta không nhận thức ra được những cảm giác đó. Nhưng khi ta tu tập (và nhiều bạn đã biết điều này), giống như chúng ta bắt đầu tạo ra những cái lỗ trên bức tường này. Trước kia nó bao quanh ta một cách liền lạc và kín mích, còn bây giờ thì nó có nhiều lỗ, vì sự tu tập giúp cho ta ý thức và nhạy bén hơn. Ta không lý gì ngồi bất động ra đó trong nửa giờ mà không học được điều gì. Ngày lại ngày qua, ba-mươi phút mỗi ngày, ta học và học không cần biết ta có thích hay không.

Khi sự bít bùng không còn bởi đã có những lỗ hỗng, âm thanh và màu sắc có thể xuyên qua bức tường. Dĩ nhiên mục đích của bức tường là ngăn cách không cho chúng ta biết những gì về mình. Nhưng khi những lỗ đã xuất hiện thì cũng giống như cái hộp kỳ bí kia sắp bật mở ra. Điều lý tưởng của tu thiền là làm cho cái hộp (Tâm) đừng bật mở tung ra. Bời vì sự giải thoát là một điều gì không thể đoán trước được. Cho nên, nếu cái hộp mở sớm quá — mọi sự sẽ phơi bày ra lúc này (những thứ trong hộp hay những sự thật về bản tâm ta). Nếu tâm ta đủ trưởng thành để đón nhận hiện trạng thì mọi sự trở nên hoàn

hảo; bằng ngược lại, có khi kết quả còn tệ hại hơn.

Cái hộp kỳ bí là tất cả những hoạt động của cái vị kỷ, và những cảm xúc tương ứng mà nó tạo ra. Ngay cả khi ta tu tập thật tốt, cũng có lúc (trong vài trường hợp) cái hộp muốn nổ tung ra — và bất ngờ như một cơn bảo xảm xúc cuốn xoáy quanh ta. Nhiều người không thích ngồi khi sự cố này xảy ra. Nhưng những người có lòng quyết tâm cao, họ sẽ vượt qua một cách dễ dàng và tiếp tục tọa thiền. Trong đời tôi, sự từ bỏ xảy ra rất vi tế, chắc có lẽ bởi vì tôi tọa thiền nhiều và dự nhiều lần nhập thất.

Ở trung tâm Thiền, tôi đã chứng kiến nhiều thiền sinh trưởng thành trong tu tập và bắt rễ đi vào đời sống của họ. Như thế không có nghĩa là cái hộp kỳ bí kia không mở; cả hai đang biến chuyển: sự hình thành và sự khó chịu. Đối với một số người, đây là khoãng thời gian nhức nhối khi cái hộp đang chuẩn bị mở. Ví dụ, một cơn giận bất ngờ xuất hiện. Nó trái ngược lại cái ảo tưởng mà mình đang có là, trong khi tu tập là ta luôn có hạnh phúc và tình thương. Cái hộp kia

Một phần của tài liệu Nói với tuổi 20 pdf (Trang 31 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)