Về tố tụng:

Một phần của tài liệu đề tài tìm hiểu nhà nước và pháp luật chủ nô (Trang 31 - 45)

Tố tụng là thủ tục giải quyết các vụ án. Bộ luật đã có nhiều qui định về thủ tục bắt giữ, giam cầm, qui định những nguyên tắc khi xét xử như xét xử phải công khai, phải coi trọng chứng cứ, phán quyết phải được thi hành nghiêm minh...

Có hai qui định rất đặc thù về tố tụng của Bộ luật này:

Thứ nhất, qui định về trách nhiệm của thẩm phán. ”Nếu thẩm phán xử một vụ kiện mà ra phán quyết bằng văn bản, nếu sau đó phát hiện lỗi trong văn bản là do lỗi của thẩm phán, thẩm phán sẽ phải trả 12 lần giá trị tiền phạt mà ông ta đã yêu cầu bồi thường

trong vụ kiện, đồng thời ông ta sẽ bị buộc phải rời khỏi ghế thẩm phán vĩnh viễn và không bao giờ có thể trở thành thẩm phán lần nữa”

(Nguyên bản Tiếng Anh để bạn đọc tiện tra cứu: If a judge try a case, reach a decision, and present his judgment in writing; if later error shall appear in his decision, and it be through his own fault, then he shall pay 12 times the fines set by him in the case, and he shall be publicly removed from the judge’s bench, and never again shall be sit there to render judgement.)

Qui định về trách nhiệm của thẩm phán trong việc xét xử như qui định trên trong một xã hội thể hiện tính

giai cấp sâu sắc quả thật là một sự tiến bộ. Qua đó cho thấy, thời kỳ này rất coi trọng công tác xét xử, rất coi trọng trách nhiệm xét xử công bằng của thẩm

phán. Sử sách đã ca ngợi rằng ở Lưỡng Hà cổ đại, tinh thần thượng tôn luật pháp và thói quen cầu viện công lý đã ăn sâu vào tác phong sinh hoạt của người dân nơi đây.

Thứ hai, về hình thức xét xử

Nếu một người kiện một người khác, bị đơn sẽ phải đi đến một dòng sông và nhảy xuống, nếu anh ta chìm, bị dòng nước cuốn đi, nguyên đơn sẽ sở hữu nhà của bị đơn. Nhưng ngược lại, nếu dòng sông

chứng minh rằng bị đơn là không có tội, tức là anh ta còn sống sót, thì nguyên đơn sẽ bị giết chết, và bị đơn sẽ sở hữu nhà của nguyên đơn”

(Nguyên bản Tiếng Anh để bạn đọc tiện tra cứu: If anyone bring an accusation against a man, and the accused go to the river and leap into the river, if he sink in the river, the accuser shall take possession of his house. But if the river prove that the accused is not guilty, and he escape unhurt, then he who had brought the accusation shall be put to death, while he who leaped into the river shall take the possession of the house that had belonged to his accuser)

Có một thực tế là người cổ đại bất lực trước tự nhiên, bất lực trước việc giải thích các hiện tượng tự nhiên và xã hội, hơn nữa không phải lúc nào cũng dễ dàng

có được chứng cứ xác thực khi khoa học chưa phát triển, nên ta thấy cách thức xử lý có vẻ như bất bình thường kia lại trở nên rất dễ hiểu, dễ hiểu đến mức bình thường và tự nhiên trong quan niệm, trong cách hành xử của người dân Lưỡng Hà cổ đại. Họ tin rằng đấng tối cao đã sáng tạo muôn loài, sáng tạo nên nhà nước và luật pháp nên họ chấp nhận điều đó, và tin rằng thần thánh mới là người công minh nhất, thần thánh mới là người cho họ biết thế nào nào là đúng, thế nào là sai, thế nào là công bằng hay không công bằng.

Phần kết luận, Hammurabi khẳng định lại mục đích của Bộ luật và tuyên bố sẽ trừng phạt bất cứ ai vi phạm Bộ luật này: “Để cho kẻ mạnh không hà hiếp kẻ yếu; để cho những người cô quả có thể nương tựa ở thành Babilon…; để cho sự tuyên án trong nước tiện việc quyết định; để cho những kẻ thiệt thòi được trình bày lẽ phải…Nếu kẻ nào thi hành triệt để bộ luật này thì sẽ được các thần phù hộ, trái lại nếu

người nào không nghiêm chỉnh thi hành hoặc sửa đổi bộ luật thì sẽ bị thần linh trừng phạt”.

Bộ luật Hammurabi là Bộ luật thành văn cổ nhất trên thế giới, là một trong những thành tựu có giá trị bậc nhất của lịch sử văn minh cổ đại. Giá trị của Bộ luật này cho đến nay vẫn tiếp tục được nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu, khai thác và kế thừa. Bộ luật đã xây dựng rất công phu, điều chỉnh và phản ánh một cách sinh động các hoạt động kinh tế, chính

trị, văn hoá xã hội của vương quốc Babilon. Bộ luật không chỉ có giá trị về nghiên cứu pháp lý mà còn là nguồn cứ liệu lịch sử phong phú, quí giá để nghịên cứu nền văn hoá Babilon - Lưỡng Hà cổ đại.

Vượt ra khỏi hạn chế về tính giai cấp, có thể thấy chứa đựng trong nhiều qui phạm của Bộ luật dù ở dạng thức sơ khai nhất, cổ xưa nhất vẫn hằng chứa đậm nét những giá trị tiến bộ, nhân văn, đặc biệt là về kĩ thuật lập pháp trong các qui định từ hôn nhân gia đình đến thừa kế, và qui định về hợp đồng. Gấp Bộ luật lại, nhìn vào cuộc sống và suy ngẫm ta thấy không khỏi ngạc nhiên và trân trọng những giá trị lịch sử pháp lý của Bộ luật, những qui định ra đời cách đây gần 4000 năm vẫn chứa đựng nhiều giá trị đương đại đáng kế thừa, và phát triển./.

II.3.2 Luật Manu

Ấn Độ là vùng rừng núi, đất đai khô cằn, cư dân đa sắc tộc, là quê hương của nền văn minh sông Ấn, sông Hằng rực rỡ, nơi Nhà nước ra đời từ rất sớm và mang đậm bản sắc tôn giáo trong lịch sử. Chính vì vậy mà luật pháp nhà nước Ấn Độ cổ đại đan xen quy chế đẳng cấp, giáo lý và tập quán, mọi hành vi xử sự của con người phải chịu sự điều chỉnh bởi rất nhiều thứ luật lệ.

Trong các triều vương quốc cổ đại Ấn Độ, Luật Manu là luật hoàn chỉnh nhất. Theo truyền thuyết,

luật này được chép lại từ lời răn của Manu - ông tổ của tộc người Arya. Về thực chất đây là bản trường ca gồm 12 chương với 2.685 văn thơ do tăng lữ đạo Braman biên soạn từ thế kỷ II trước Công nguyên (thời vương quốc Môria). Đây là hình thức luật độc đáo nhất, điều chỉnh nhiều quan hệ xã hội quan trọng lúc bấy giờ; cụ thể:

Về quyền sở hữu, Luật Manu chủ yếu quy định quyền sở hữu ruộng đất. Hình thức sở hữu ruộng đất lúc bấy giờ là tập trung vào nhà Vua, Nhà nước và công xã. Ruộng đất của nông dân do công xã phân chia,

nghiêm cấm tuỳ tiện thay đổi ranh giới hoặc chuyển dịch quyền tư hữu. Nếu làng xã tranh chấp đất đai một cách man trá, thì đất đai đó bị nhà vua thu lại (Điều 9). Bên cạnh ruộng đất, Luật Manu quy định khá chi tiết về căn cứ làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ sở hữu đối với vật: Nếu chủ sở hữu cho người khác sử dụng đồ vật của mình trong vòng 10 năm không đòi lại thì họ mất quyền sở hữu đó (Điều 147).

Về khế ước, họ chỉ ra khá đầy đủ về tính hợp pháp của hợp đồng và những căn cứ xác định hợp đồng vô hiệu (ký với người mắc bệnh tâm thần, say rượu;

người chưa thành niên; ký do cưỡng bức hoặc lừa đảo v.v). Hợp đồng được chia nhiều loại như: Hợp đồng mua bán, vay mượn, cầm cố, thuê mướn v.v. trong đó

có kèm theo hình thức thưởng - phạt nhưng phân biệt đẳng cấp rõ ràng; ví dụ: chủ nợ được thu giữ tài sản dùng bạo lực hoặc bắt con nợ làm nô lệ.

Về hôn nhân và gia đình: Nguyên tắc chung là phải kết hôn cùng đẳng cấp. Trừ trường hợp nam giới vì tình yêu thì có thể lấy vợ ở đẳng cấp dưới làm kề. Hình thức kết hôn không theo nghi thức thủ tục Nhà nước mà có thể tổ chức lễ cưới, mua bán vợ, cướp vợ hoặc hình thức khác theo quy định của lệ làng.

Đối với tài sản thừa kế, vợ chồng có quyền thừa

hưởng di sản thừa kế của nhau. Các con được quyền thừa kế tài sản của cha mẹ để lại theo nguyên tắc chia đều. Con gái nếu đi lấy chồng sẽ hưởng 2/3 định suất để làm của hồi môn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về hình sự, Luật Manu tôn trọng chứng cứ và sự thật khách quan, nhưng giá trị của chứng cứ luôn phụ

thuộc vào đẳng cấp và giới tính. Theo nguyên tắc này người đẳng cấp cao phạm tội với đẳng cấp thấp bị xử nhẹ; người đẳng cấp thấp phạm thượng sẽ bị xử nặng. Phụ nữ thường bị xử nặng hơn nam giới.

II.3.3. luật Luật 12 bảng La mã 1.Sự hình thành

trong đó đất đai và nô lệ được coi là các Tư liệu sản xuất quan trọng bậc nhất trong xã hội mà sản xuất nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo. Những tư liệu này cùng với những vật quan trọng khác như nhà ở, gia súc... được gọi là Res mancipi, còn lại được gọi là Res nec mancipi. Sự phân biệt này có ý nghĩa về mặt pháp lí, việc chuyển dịch quyền sở hữu những tài sản thuộc Res mancipi phải được thực hiện thông qua nghi thức trọng thể với nhiều biểu tượng nhất định, phải tuyên bố theo những công thức nhất định với sự có mặt của những người làm chứng. Tuy nhiên, có những vật không thuộc quyền sở hữu, và tuy không phải là cấm lưu thông, vật đó không thuộc ai nhưng lại thuộc tất cả mọi người (nước sông, không khí...). Việc phân định thành vật tự do lưu thông, hạn chế lưu thông căn cứ vào chế độ pháp lí của vật đó tùy thuộc vào giai đoạn lịch sử nhất định.

Ngoài cách phân loại trên còn căn cứ vào sự thiêng liêng của vật mà những vật đó nhằm mục đích phục vụ cho tôn giáo hoặc mục đích công cộng (nhà thờ, mồ mả...). những tài sản công hoặc tài sản phục vụ cho những mục đích tôn giáo không thuộc sở hữu tư nhân và tài sản lưu thông.

2. Nội dung:

Vào thời La Mã, các luật gia không có những khái niệm đồng nhất về quyền sở hữu mà chỉ nêu ra những

quyền năng cơ bản của chủ sở hữu bao gồm:

_ Quyền sử dụng vật (Ius Utendi): có quyền khai thác những lợi ích kinh tế từ vật phù hợp với tính năng, tác dụng của vật đó

_ Quyền thu nhận thành quả và lợi nhuận (Ius

Fuendi): theo nguyên tắc người chủ sở hữu là người hưởng thành quả và lợi nhuận từ tài sản thuộc sở hữu của mình

_ Quyền định đoạt vật (Ius Abutendi): gồm định đoạt số phận thực tế cũng như số phân pháp lí của vật

_ Quyền chiếm hữu vật (Ius Possidendi) _ Quyền đòi lại vật (Ius Vidicandi)

Một nguyên tắc chung được đặt ra là chủ sở hữu có toàn quyền với tài sản của mình và thực hiện mọi hành vi mà pháp luật

không cấm. Điều đó có nghĩa quyền sở hữu cũng bị hạn chế ở mức độ nào đó. Sự hạn chế này tùy thuộc từng thời kì lịch sử nhất định, từng loại tài sản mà khác nhau như: hạn chế với bất động sản liền kề, không được tùy tiện giết nô lệ... 3.Căn cứ xác lập

a. Căn cứ nguyên sinh: là những căn cứ mà từ đó

quyền sở hữu đối với một vật được xác lập mà không phụ thuộc vào quyền trước đó đối với tài sản (lần đầu tiên được xác lập đối với vật-vật không thuộc quyền sở hữu của ai, chiếm hữu theo thời hiệu, chủ sở hữu

từ bỏ quyền sở hữu...)

- Đối tượng của quyền sở hữu:Vật được phép lưu thông (tự do lưu thông, hạn chế lưu thông).Bản thân vật được phép lưu thông phải là sở hữu cá nhân. - Những vật không thuộc quyền sở hữu của ai. Luật LaMã tồn tại nguyên tắc: " Vật không thuộc

quyền của ai thì ai là người chiếm giữ tài sản đầu tiên sẽ là chủ sở hữu đối với tài sản đó, với ý định chiếm hữu cho mình"

Vd: cá dưới sông, thú trong rừng, vật mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu...

- Vật mà chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu, vật đánh rơi, bỏ quên.

Để xác định vật mà chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu, vật đánh rơi, bỏ quên phải căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên theo luật pháp La Mã không được phép đánh đồng vật bị vứt bỏ với vật bị đánh mất hoặc bị cất dấu.

- Nếu người nào đó nhặt được mảnh giẻ cũ, quần áo rách rưới thì có thể xem những thứ nhặt được là đồ vật bị vứt bỏ.

- Nếu thấy một đồ vật tương đối giá trị thì không được xem là đồ vật bị vứt bỏ mà chắc là đồ vật bị đánh rơi.

- Nếu một người tìm thấy một vật có giá trị (tiền, kim khí, đá quý..) không được coi là vật mà chủ sở hữu đã từ bỏ nếu người tìm thấy những vật này mà cất giữ, coi đó là của mình thì theo Luật Lamã họ đồng nghĩa

với người đã trộm cắp tài sản đó. Và họ có nghĩa vụ tìm và trả lại cho chủ sở hữu và yêu cầu trả những chi phí mà họ đã bỏ ra.

- Vật bị chôn, giấu.

Vật bị cất giấu vẫn được xem là đồ vật có chủ. Nếu bị cất giấu quá lâu và không tìm ra chủ thì chúng được gọi là vật bị chôn cất. Theo luật La Mã thời cổ thì chủ nhân vị trí vật bị chôn cất (chủ yếu là đất) được xem là chủ sở hữu đồ vật đó. từ thế kỉ thứ 2 SCN, đồ vật bị cất giấu là sở hữu của chủ nhân vị trí chôn cất và của người tìm ra chúng (mỗi bên hưởng một nửa). - Quyền sở hữu được xác lập theo thời hiệu.

Theo quan niệm của các luật gia Lamã thì một người chiếm hữu tài sản trong một thời gian nhất định và thực hiện các quyền như chủ sở hữu mà không có bất kì tranh chấp nào thì sẽ được công nhận quyền sở hữu với vật mà họ đã chiếm hữu ngay tình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bởi:

- Trong thời gian đó người chủ thực sự có đủ thời gian để tìm lại tài sản của mình nhưng đã không tìm và suy đoán là họ đã từ bỏ quyền sở hữu.

- Nếu họ không tìm thấy, không phát hiện được tài sản của mình là do người chiếm hữu ngay tình đang chiếm hữu thì đã mất quyền khởi kiện để đòi lại. Về mặt khách quan thì quyền sở hữu đồ vật nói trên thuộc về người khác. Người thứ 2 này có thể phát đơn kiện và chứng minh được quyền sở hữu của mình tại toà xét xử. trong trường hợp này thì người

thủ đắc ngay thẳng phải trả lại đồ vật. Tuy nhiên nếu thời hiệu kiện đòi quá hạn thì người thủ đắc thiện chí hoàn toàn có thể là chủ sở hữu đồ vật.

Cần công nhận người chiếm hữu theo thời hiệu là chủ sở hữu tài sản mà họ đã chiếm hữu để bảo đảm tính ổn định của lưu thông.

Quy định thời hiệu chiếm hữu để trở thành chủ sở hữu được quy định khác nhau tuỳ từng thời kỳ lịch sử.

- Trong Luật XII bảng: thời gian ngắn + Đất đai: 2 năm

+ Các vật khác: 1 năm

- Người thủ đắc theo thời hiệu được công nhận là chủ sở hữu đồ vật nếu chiếm giữ đồ vật theo thời hiệu nói trên và đồ vật đó không phải do ăn cắp mà có.

- Sau này với sự phát triển của xã hội và tránh sự lạm dụng của người chiếm hữu theo thời hiệu thì thời

hiệu được kéo dài hơn:

+ Đối với người sống trong 1 tỉnh thời hiệu là 10 năm + Với những người khác tỉnh là 20 năm.

+ Với vật bị mất do trộm cắp thì không xác định thời hiệu.

- Điều kiện để trở thành chủ sở hữu theo thời hiệu dưới thời Hoàng đế Justinian:

+ Cần thiết phải chiếm giữ đồ vật.

+ Người chiếm hữu phải là người chiếm hữu ngay tình đang thực tế chiếm hữu vật.

+ Chiếm hữu phải dựa trên cơ sở của pháp luật về chiếm hữu

+ Thời hiệu chiếm hữu với động sản là 3 năm; bất

Một phần của tài liệu đề tài tìm hiểu nhà nước và pháp luật chủ nô (Trang 31 - 45)