3. Tín dụng tài trợ Xuất Nhập khẩu
3.3.1 Các nhân tố khách quan:
+ Sự phát triển của mỗi quốc gia:
Đối với những quốc gia có nền kinh tế thị trường mở phát triển thì tất nhiên hoạt động ngoại thương sẽ rất sôi động và hoạt động xuất nhập khẩu là một trong
những mũi nhọn kinh tế then chốt trong chiến lược phát triển quốc gia, từ đó sẽ
tập trung nguồn lực nhằm nâng đỡ khuyến khích phát triển xuất nhập khẩu. Nhà
nước sẽ có những chính sách phù hợp để phát triển hoạt động xuất nhập khẩu, và tất nhiên, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu.
Một trong những chính sách đó là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu mở rộng thị trường, tăng quy mô hoạt động và các ngân hàng thương mại sẽ
mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp trong sự
an toàn vì thực hiện theo đúng định hướng của chính phủ.
+ Môi trường kinh tế, xã hội, pháp lí và chính trị quốc gia: là một trong
những nhân tố tác động tới hoạt động tín dụng tài trợ XNK của các ngân hàng
thương mại, bởi nếu môi trường kinh tế, chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho các ngân hàng phát triển đồng thời để doanh nghiệp tránh được các rủi ro trong giao thương và ngược lại. Ví dụ như tại nước nhập khẩu chiến tranh xảy ra
thì có thể chính phủ nước đó sẽ ngăn chặn việc chuyển trả tiền thanh toán ra nước ngoài…
+ Sự thay đổi tỷ giá: rủi ro biến động tỷ giá hoặc mất giá tiền tệ ảnh hưởng
rất lớn đến khả năng hoàn trả nợ vay ngân hàng của doang nghiệp. Sự biến động
tỷ giá có thể ảnh hưởng bất lợi đến ngân hàng dưới nhiều hình thức khác nhau.
Các khoản tài trợ bằng đồng ngoại tệ đang bị mất giá dù có được hoàn trả vẫn
khiến cho ngân hàng chịu tổn thất lớn ngoài dự kiến. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng.