“VẤN ĐEà TRỌNg TÂM ĐÃ ĐƯỢC gIẢI QUYẾT”

Một phần của tài liệu Sự Trở Lại Của Kinh Tế Học Suy Thoái doc (Trang 29 - 31)

ĐÃ ĐƯỢC gIẢI QUYẾT”

lực dẹp bỏ hoàn toàn những “lắc lư” trong tăng trưởng kinh tế hầu như không đem lại mấy lợi ích cho cái chung. Thay vào đó, nên chuyển sự tập trung sang những vấn đề như tăng trưởng kinh tế dài hạn.

Mà cũng chẳng phải chỉ có mình Lucas tin rằng vấn đề phòng ngừa suy thoái đã được giải quyết trọn vẹn. Một năm sau Ben Bernanke (cựu Giáo sư trường Princeton, sau này tham gia Hội đồng thống đốc và hiện là Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang) trong bài phát biểu cực kỳ lạc quan mang tên “Thời kỳ ôn hòa vĩ đại” (The great moderation) cũng nói tương tự như Lucas, đại ý rằng chính sách kinh tế vĩ mô trong thời hiện đại đã giải quyết vấn đề chu kỳ kinh tế, hay nói chính xác hơn là giảm thiểu độ ảnh hưởng của nó xuống chỉ còn là một sự phiền phức vặt vãnh, chứ không phải là một vấn đề bức thiết nữa.

Chỉ vài năm sau, khi cả thế giới đang vật lộn với cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính rất giống những năm 1930, khi nhìn lại chúng ta có thể thấy những tuyên bố nói trên dường như ngạo mạn đến mức khó tin. Điều đáng kinh ngạc nhất về sự lạc quan thái quá đó chính là việc ngay từ thập niên 1990, những vấn đề kinh tế tương tự như hồi Đại suy thoái đã xuất hiện tại một số quốc gia, trong đó có cả Nhật – nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.

Đến những năm đầu thế kỷ XXI này, các vấn đề suy thoái vẫn chưa ảnh hưởng tới nước Mỹ, trong khi lạm phát – nỗi kinh hoàng của những năm 1970 – lại có vẻ đã được kiểm soát tốt. Trong khi đó, những tin tức khá êm dịu về kinh tế lại hòa quyện với một bối cảnh chính trị rất dễ khiến người ta lạc quan: trong suốt 9 thập kỷ gần đây, thế giới chưa bao giờ lại thuận lợi cho kinh tế thị trường hơn thế!

Một phần của tài liệu Sự Trở Lại Của Kinh Tế Học Suy Thoái doc (Trang 29 - 31)