Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án tín dụng

Một phần của tài liệu Đề tài " chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại " pot (Trang 28 - 29)

V Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng thương mạ

2.Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án tín dụng

Theo quy chế tín dụng hiện nay, quy định xét duyệt thẩm định dự án cho vay là khó khăn, hơn nữa trong quá tình làm việc với khách hàng, có nhiều tình huống mà cán bộ tín dụng không thể lường trước được. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng công tác thẩm định thì đòi hỏi người cán bộ tín dụng phải hết sức năng động, giải quyết vướng mắc một cách khoa học, logic.

Quy trình thẩm định đối với mỗi dự án gồm 3 bước: • Tiếp nhận hồ sơ.

• Phân tích tín dụng:

- Phân tích các căn cứ đảm bảo vay vốn.

- Phân tích các nội dung trong văn bản để đánh giá tính pháp lý và tính khả thi.

- Phân tích chi phí, nguồn vốn trả nợ và tái đầu tư, thời hạn cho vay, lịch trả nợ, điều kiện đảm bảo…

• Thực hiện hợp đồng tín dụng và theo dõi khoản vay.

Các bước này phải được thực hiện tuần tự, không thể bỏ qua hay bỏ cách bước nào. Nếu cán bộ tín dụng thực hiện tốt việc đánh giá, xếp loại doanh nghiệp ở trên thì sẽ đơn giản hơn ở bước phân tích tín dụng. Việc phân tích tín dụng nhằm kiểm tra và đảm bảo tính pháp lý, tính khả thi và hiệu quả của hoạt động tín dụng trong đó phải quan tâm đến các rủi ro tiềm ẩn nhằm giúp khách hàng tránh các rủi ro đó, từ đó giúp ngân hàng tránh được sự giảm sút chất lượng tín dụng.

Bước thứ ba cũng không kém phần quan trọng, phải kiểm tra từ trước cho đến trong và sau khi đăng ký hợp đồng tín dụng. Hiện nay, các NHTM thường không chuyển tiền trực tiếp cho khách hàng mà chuyển thằng vào tài khoản tiền gửi của khách hàng, tạo

điều kiện cho khách hàng sử dụng vốn cũng như tiện độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Cán bộ tín dụng là người có vai trò quan trọng trong việc quản lý tình hình thu nợ, lãi và gốc, ảnh hưởng đến vòng quay của vốn và tỷ trọng nợ quá hạn. Cán bộ tín dụng được phân công quản lý trực tiếp từng đối tượng khách hàng nên thường xuyên theo dõi trực tiếp, nhắc nhở khách hàng thực hiện đúng hợp đồng tín dụng, có những kiến nghị cần thiết tức thời tới cấp trên để có phương án giúp đỡ khách hàng khi có khó khăn. Cán bộ tín dụng phải là người trực tiếp chịu trách nhiệm về chất lượng các khoản tín dụng mà mình phụ trách. Nên có chế độ thưởng phạt công minh để cán bộ tín dụng nêu cao tinh thần tự chủ và trách nhiệm trong công việc.

Một phần của tài liệu Đề tài " chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại " pot (Trang 28 - 29)