Nhìn về Việt Nam
Những người sống ở đô thị có cơ hội hưởng nhiều chính sách an sinh xã hội hơn người sống ở nông thôn, người dân tộc Kinh, Hoa hưởng lợi nhiều hơn dân tộc thiểu số, sống ở miền Bắc hưởng nhiều an sinh xã hội hơn miền Nam.
Nhóm giàu nhất nhận được 47% lương hưu, còn nhóm nghèo nhất chỉ nhận được 2%. Nhóm giàu nhất nhận được 45% trợ giúp y tế, còn nhóm nghèo nhất chỉ 7%. Tỷ lệ nhận trợ giúp giáo dục của nhóm giàu nhất và
nghèo nhất tương ứng là 35% và 15%. Theo chuyên gia kinh tế cao cấp Jonathan Pincus kết luận: nhìn tổng
Nhìn về Việt Nam
Đảng và nhà nước Việt Nam đã nhận định việc đảm bảo ASXH là nội dung chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế XH giai đoạn 2011 – 2020. Đặc biệt tới năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại.
10 năm qua, thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, công tác bảo đảm an sinh xã hội và
phúc lợi xã hội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hệ thống các chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội ngày càng đồng bộ và hoàn thiện trên các lĩnh vực: xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, phát triển hệ thống bảo hiểm, ưu đãi người có công với nước, trợ giúp xã hội, mở rộng các dịch vụ xã hội công cộng, tạo điều kiện để người dân được hưởng thụ nhiều hơn về văn hoá, y tế và giáo dục.
Nhìn về Việt Nam
Tuy nhiên, việc bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội vẫn còn bất cập và yếu kém: giảm nghèo chưa bền vững, số hộ cận nghèo còn nhiều, tỷ lệ hộ tái nghèo hàng năm còn cao. Đời sống của một bộ phận dân cư, nhất là ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, khoảng cách thu nhập của các tầng lớp dân cư còn lớn. Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn, ở vùng đô thị hoá và thất nghiệp ở thành thị còn nhiều. Nguồn lực cho an sinh xã hội và phúc lợi xã hội còn hạn chế, chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, với diện bao phủ và mức hỗ trợ còn thấp. Các hình thức bảo hiểm chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người dân; chất
lượng các dịch vụ nhìn chung còn thấp, vẫn còn không ít tiêu cực, phiền hà.
Nhìn về Việt Nam