+Đặc điểm về lý tính
tr−ởng phát triển của cây trồng nói chung và dứa nói riêng luôn cần có ôxy trong đất. Hàm l−ợng ôxy trong đất phụ thuộc nhiều vào đặc điểm lý tính của đất. Thông th−ờng đất có dung trọng và tỷ trọng thấp thì có độ xốp cao và trong những đất đó th−ờng giàu ôxy nên rễ cây sinh tr−ởng tốt, hút đ−ợc nhiều n−ớc và dinh d−ỡng cung cấp cho sự sinh tr−ởng, phát triển của phần cây trên mặt đất. Ng−ợc lại, cây sẽ sinh tr−ởng kém nếu trong đất có độ xốp thấp vì bộ rễ cây bị thiếu ôxy, th−ờng những loại đất này có dung trọng và tỷ trọng cao.
Rõ ràng giữa các loại đất khác nhau thì các chỉ tiêu lý tính khó có thể giống nhau. Dung trọng tỷ lệ thuận với lực nén vào rễ cây. Nếu cây đ−ợc trồng cùng độ sâu, tức là rễ cây cùng nằm d−ới mặt đất một khoảng nh− nhau nên khi cây đ−ợc trồng trên các loại giá thể khác nhau thì chúng đã chịu các lực nén khác nhau vào vùng rễ. Vì vậy khi sử dụng các loại giá thể có độ tơi xốp cao thì sẽ tốt cho vùng rễ .
Theo Trần Công Tấu (1993), tỷ trọng đất tỷ lệ nghịch với hàm l−ợng mùn trong đất [31]. Mùn là thành phần tiền thân của các axit hữu cơ và có vai trò giữ dinh d−ỡng trong đất, nên sự sinh tr−ởng, phát triển của cây cũng tỷ lệ nghịch với tỷ trọng. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng các loại vật liệu gồm : Than bùn, Bokashi, Vocanic và đất phù sa để phối trộn làm giá thể trồng dứa ở v−ờn −ơm. Các loại giá thể này so với đối chứng là đất đồi thì chúng có độ xốp cao hơn, độ xốp tỷ lệ thuận với l−ợng ôxy trong đất ; hàm l−ợng ôxy trong đất lại tỷ lệ thuận với sự sinh tr−ởng, phát triển của cây trồng. Giá thể có độ xốp cao sẽ là điều kiện thuận lợi cho rễ cây sinh tr−ởng mạnh. Từ đó cây sẽ hút đ−ợc nhiều dinh d−ỡng cung cấp cho sự sinh tr−ởng phát triển của cây.
Tuy nhiên, ngoài sự ảnh h−ởng khác nhau về chỉ tiêu lý tính của các loại giá thể thì còn phải kể đến đặc điểm hoá tính của các giá thể.
+ Đặc điểm về hoá tính
Các nhà khoa học đã kết luận cây trồng không thể sinh tr−ởng, phát triển bình th−ờng khi thiếu 1 trong 15 nguyên tố hoá học sau: C, H, O, N,P ,K Ca, Mg, S, Fe, Cu, Zn, Mo, Bo, Cl. Trong đó, 3 nguyên tố đầu cây lấy chủ yếu từ không khí, các nguyên tố sau cây trồng phải hút bằng rễ từ nền mà sử dụng trồng. Có vai trò đặc biệt quan trọng với cây trồng và cây trồng cần với l−ợng nhiều là 3 nguyên tố N, P, K ( là các nguyên tố đa l−ợng) [30]. Dứa phải lấy dinh d−ỡng từ môi tr−ờng trồng chúng và đồng thời chúng còn chịu ảnh h−ởng của độ chua (pH) trong môi tr−ờng mà bộ rễ của chúng hoạt động.
Mỗi một loại cây trồng có thể chịu đ−ợc trong một khoảng pH nhất định và có một vùng pH tối thích. Theo Py Claude và Tiseau (1963) thì dứa là cây thích đất chua, nh−ng các giống dứa khác nhau thì yêu cầu pH cũng khác nhau. Giống dứa Cayene trong nghiên cứu này yêu cầu pH tối thích là 5,6 đến 6,0 nh−ng nó cũng có thể trồng đ−ợc ở trên đất có độ pH lên tới 7,5 [72].