Tiêu chuẩn ST áp dụng cho xử lý bề mặt bằng dụng cầm tay như máy mài, búa gõ rỉ, sủi, cào …vv. Phần này có hai cấp độ chuẩn bị bề mặt là St2.0 và St3.0 được tiến hành qua làm sạch bằng dụng cụ cơ học. Không có cấp độ St1.0 vì bề mặt nó không đạt yêu cầu để sơn .
* Làm sạch kỹ bằng dụng cụ cầm tay hay dụng cụ cơ khí (St2).
B St 2 D St2
Khi nhìn mà không cần phóng to, bề mặt phải không có dầu, mỡ, chất bẩn và các vảy cán thép, gỉ, lớp sơn và tạp chất lạ bám trên bề mặt.
* Làm sạch rất kỹ bằng dụng cụ cầm tay hay dụng cụ cơ khí (St3)
Khi nhìn mà không cần phóng to, bề mặt phải không có dầu, mỡ, chất bẩn, và các vảy cán thép, gỉ, lớp sơn và tạp chất lạ bám trên bề mặt. Nhưng bề mặt phải được xử lý kỹ hơn để tạo ra được ánh kim từ bề mặt của kim loại.
A. Làm sạch bằng phương pháp thủ công.
* Dùng bàn chải sắt:
Phương pháp này đơn giản nhưng tốn nhiều công sức, năng suất lao động thấp vì ta chỉ dùng những dụng cụ thô sơ như búa, đục….Phương pháp này chỉ dùng để xử lý những chi tiết nhỏ, sản phẩm tôn mỏng dưới 4mm. Đầu tiên ta dùng búa gõ bong hết lớp gỉ, sau đó ta mới dùng cạo thép, giữa thép, cạo giữa hết các lớp bong gỉ, để làm sạch bề mặt thép. Chỉ khi nào mặt tôn thép không còn lớp gỉ vàng lúc đó mới được sơn lót chống gỉ. Phương pháp này tốn nhiều công sức nhưng năng suất lao động thấp. Nếu sản phẩm có bề dày trên 4mm và sản phẩm lớn thì ta dùng máy phun bi, phun cát để làm sạch bề mặt sản phẩm. Đây là phương pháp ít hiệu quả nhất so với các phương pháp làm sạch khác.
* Dùng búa hay đục gõ:
Phương pháp này cũng ít được áp dụng vì khi dùng phương pháp này nó thường làm lõm bề mặt, không khí và hơi sẽ tồn đọng trong các lổ và vết lõm làm hình thành rỉ sét, chỉ có phần đỉnh nhô là bám dính sơn. Sau vài lần sơn chỉ có một lớp sơn cực mỏng trên phần đỉnh nhô lên không có tính chất bảo vệ tốt. Bước tiếp theo sẽ là gỉ và tác dụng bảo vệ giảm đi. Nhưng việc dùng phương pháp này sẽ có lợi cho việc xử lý sau này, nếu ta không dùng phương pháp này để loại bỏ gỉ đóng thành tảng và đặc biệt là loại chất bẩn thô thì khi tiến hành làm sạch bằng phương pháp thổi sẽ làm giảm tốc độ của công việc thổi sạch, nên chúng ta phải loại bỏ chúng bằng phương pháp này để thuận lợi cho việc xử lý các bước tiếp theo.
* Dùng bàn chải sắt để chà:
+ Tẩy các cặn gỉ bề ngoài ở những diện tích nhỏ. + Phải đạt được tiêu chuẩn St2 và St3.
Phương pháp này chỉ thích hợp khi không thể áp dụng thổi sạch bằng hạt được. Nhưng nó có một nhược điểm là đem lại kết quả kém so với phương pháp dùng hạt hay bằng dụng cụ cơ khí khác.
Hình 3.7 Dụng cụ làm sạch thủ công
B. Làm sạch bằng dụng cụ cơ khí.
* Bàn chải sắt quay.
Phương pháp này hiệu quả hơn những phương pháp thủ công khác và hiệu quả hơn làm bằng tay, tuy nhiên nó có một nhược điểm là bề mặt dễ bị đánh bóng nếu không làm cẩn thận hoặc sử dụng thiết bị không phù hợp. Bàn chải sắt quay nên dùng loại sợi to và xoắn đôi dây thừng.
* Máy chà quay.
Phương pháp này làm việc tương đối hiệu quả nhưng khi sử dụng nên cẩn thận vì nó dễ làm bề mặt bị bóng.
* Máy đập.
+ Sử dụng cho những diện tích tương đối nhỏ và khó.
+ Hiệu quả hơn nhiều so với làm sạch bằng dụng cụ cầm tay. + Phải đạt được tiêu chuẩn St2 và St3.
Các bước xử lý bề mặt bằng tiêu chuẩn ST.
Bước 1: Làm sạch các dầu mỡ, chất bẩn…
Bước 3: Loại bỏ phần gỉ sét còn lại bằng phương pháp thổi, đĩa nhám quay, bàn chải sắt quay hay cạo vảy.
Bước 4: Đánh nhám vùng chuyển tiếp giữa phần lớp sơn dày và kim loại.
Bước 5: Sơn dặm (lót) cho phần kim loại hoặc vùng thép chỉ có sơn chống gỉ tạm
thời.
Bước 6: Đánh nhám cho các vùng sơn cũ.
Bước 7: Rửa sạch bằng nước ngọt một cách kỹ lưỡng để loại bỏ tạp chất và bụi sau
quá trình xử lý bề mặt.