II.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY XE ĐẠP-XE MÁY

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty xe đạp- xe máy Đống Đa - Hà Nội” pptx (Trang 66 - 69)

- Một phó giám đốc phụ trách sản xuất có nhiệm vụ giúp việc giám đốc chỉ đạo nhiệm vụ sản xuất ở các phân xưởng.

4. Ngành nghề kinh doanh của công ty

II.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY XE ĐẠP-XE MÁY

ĐỐNG ĐA- HÀ NI TRONG THI GIAN TI

1.Phương hướng và mc tiêu phn đấu ca công ty xe đạp- xe máy Đống

Đa- Hà Ni trong thi gian ti.

Trong báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2000 công ty đã đưa ra phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2001 như sau:

*V sn xut

-Tiếp tục đẩy mạnh công tác đầu tư máy móc thiết bị mới phục vụ cho hoạt động sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.

-Các sản phẩm sản xuất chủ yếu: +Phanh các loại: 140000 bộ. +Bàn đạp các loại: 120000 bộ.

+Chân chống các loại: 130000 chiếc. +Vỏ ruột phanh xe đạp: 60000 bộ. +Giá đỡ đèn 39: 400000 bộ. Tổng giá trị sản lượng: 9167trđ

-Cải tiến công tác định mức kinh tế kỹ thuật, cần phải đánh giá lại các định mức hiện có để có sự điều chỉnh cho phù hợp với phương châm hợp lý và tiết kiệm chi phí. Thực hiện mục tiêu hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo các điều kiện cần và đủ cho sản xuất được liên tục.

-Tiếp tục mua thêm một số thiết bị đột dập và máy Taro, thiết bị sơn tĩnh điện.

-Triển khai việc hợp tác với cơ sở ngoài để sản xuất vỏ bàn đạp nhôm, một số chi tiết bằng nhôm.

-Ngoài các sản phẩm trên công ty sẽ gia công thêm một số chi tiết kim loại cho Đinamo, giá bắt đèn xe đạp, các loại hàng phục vụ cho hợp doanh FER. -Khẩn trương thực hiện dự án đầu tư để sớm đưa dây truyền làm vỏ phanh xe đạp, thiết bị đột dập, máy hàn bấm đi vào hoạt động.

*V tiêu th

Các sản phẩm tiêu thụ chính: +Phanh các loại: 130000 bộ. +Bàn đạp các loại: 110000 bộ.

+Chân chống các loại: 111000 chiếc. +Vỏ ruột phanh xe đạp: 55000 bộ. +Giá đỡ đèn 39: 360000 bộ. Tổng doanh thu: 11987 trđ.

-Tiếp tục củng cố, giữ vững và phát triển thị trường tiêu thụ năm 2000. -Tăng cường tìm hiểu nghiên cứu thị trường xúc tiến các phương thức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, xác lập nhu cầu thị trường mở rộng thị trường và tăng lượng khách hàng khu vực nội, ngoại thành Hà Nội, khu vực phía Bắc dần tiến tới mở rộng thị trường tiêu thụ ở miền Trung và miền Nam.

-Mua sắm vật tư đầy đủ phục vụ kịp thời cho sản xuất được liên tục. -Phản ánh các góp ý của khách hàng cho lãnh đạo để có biện pháp sử lý kịp thời các sai sót nhằm đáp ứng nguyện vọng của khách hàng.

-Xây dựng đội ngũ lao động có tinh thần trách nhiệm và nâng cao chất lượng lao động. Phải có sự đổi mới về tư duy kỹ thuật, mỗi cán bộ kỹ thuật đều phải đặt câu hỏi cho mình: ngày hôm nay ta đã đóng góp cho công tác kỹ thuật của công ty trong giai đoạn cách mạng về công nghệ này để giúp cho công ty vững bước trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

-Trong thời gian tới mục tiêu phấn đấu của công ty là đưa tổng thu nhập bình quân của người lao động lên khoảng 800000đ/ tháng. Phấn đấu tăng mức thu nhập cho người lao động để họ ổn đinh cuộc sống gia đình và yên tâm công tác.

-Đội ngũ cán bộ kỹ thuật, thợ có tay nghề bậc cao phải có sức bật mới, có những sáng kiến cải tiến, có sự thay đổi về mẫu mã chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

-Nâng cao trình độ của từng cán bộ công nhân viên trong công ty đặc biệt là đội ngũ kỹ sư, thợ có tay nghề, xoá bỏ tư tưởng bao cấp, phải thực sự gắn bó với công việc, nêu cao tinh thần dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm trước các công việc được giao.

-Thay đổi cách quản lý để lao động có hiệu quả cao. Xây dựng đội ngũ lao động có ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức vệ sinh lao động, vệ sinh công nghiệp và tác phong công nghiệp.

-Có sự kết dính kết giữa các đơn vị sản xuất cũng như các phòng ban với nhau để tạo điều kiện trong việc điều hành sản xuất cũng như tiến độ sản xuất chấm dứt tình trạng mất đồng bộ trong sản xuất.

-Đảm bảo đủ công ăn việc làm cho các cán bộ công nhân viên trong công ty, tránh tình trạng ngồi không.

-Công tác tiền lương phải có sự đổi mới hợp lý làm sao cho vừa thực tế với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vừa bảo đảm được theo chế độ, khắc phục tình trạng mất cân đối mức nhập giữa lao động ở khối phân xưởng và lao động ở các phòng ban.

-Chăm lo và đảm bảo các điều kiện an toàn và các điều kiện làm việc cho người lao động.

-Duy trì chế độ cấp phát bảo hiểm cho người lao động, tổ chức khám sức khoẻ và kiểm tra bệnh nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên.

-Đẩy mạnh công tác chăm lo vật chất cho cán bộ công nhân viên vào các dịp lễ, tết.

-Tiếp tục duy trì các phong trào: “Người tốt, việc tốt”, “Lao động giỏi”, “Phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà”…

-Phát động sâu rộng hơn nữa trong toàn thể cán bộ công nhân viên phong trào thể dục thể thao rèn luyện sức khoẻ.

-Tham gia tích cực vào các phong trào do LIXEHA tổ chức.

- Phát động phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất. Các phong trào trên đều có tổng kết và có khen thưởng, mức khen thưởng sẽ được gia tăng hơn so với các năm trước để khuyến khích mọi người trong công ty nhiệt tình hưởng ứng.

-Duy trì và tổ chức các hoạt động và có quà tặng cho con của các cán bộ công nhân viên là học sinh giỏi, học sinh tiên tiến, có quà cho các cháu nhân các dịp lễ tết.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty xe đạp- xe máy Đống Đa - Hà Nội” pptx (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)