Quá trình hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nớ cở

Một phần của tài liệu về cải cách DNNN ở Trung Quốc từ 1978 đến nay (Trang 33 - 37)

ở Trung Quốc.

Quá trình hình thành và phát triển của các TĐKT tại Trung Quốc đã trải qua 5 giai đoạn khác nhau:

Đặc điểm chính của giai đoạn này là tạo điều kiện cho việc cùng quản lý giữa các doanh nghiệp có liên quan mà không làm thay đổi cơ cấu sở hữu. Kể từ năm 1978, cải cách doanh nghiệp đã mang lại nhiều quyền tự chủ hơn cho các DNNN. Các lãnh đạo doanh nghiệp bắt đầu chịu trách nhiệm tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp. Sự phối hợp giữa các doanh nghiệp trở nên quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp . Đầu năm 1980, Quốc vụ viện Trung Quốc đã thực hiện chính sách nhằm “tận dụng các lợi thế so sánh, xây dựng một môi trờng cạnh tranh và thúc đẩy sự hợp tác”, theo đó nhiều tập đoàn dựa trên việc cùng quản lý đã đợc thành lập. Việc cùng quản lý đã loại bỏ đợc những rào cản giữa các lĩnh vực và các ngành công nghiệp, tái thiết lại ngành công nghiệp tạo điều kiện cho chuyên môn hoávà tránh đợc những trùng lặp về dự án. Tuy nhiên, những hạn chế của việc cùng quản lý cũng rất lớn. Sự thay đổi cơ cấu sở hữu, mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và các cơ quan hành chính nhà nớc (chủ sở hữu của các DNNN) và sự thay đổi của hoạt động tài chính và cách thức phân chia lợi nhuận là không đợc phép.

Giai đoạn 2: Sự xuất hiện của các TĐKT.

Vào ngày 23/3/1996 Quốc vụ viện Trung Quốc ban hành một văn bản chính thức là “Quy chế thúc đẩy liên kết và hợp tác kinh tế theo chiều ngang ”. Các DNNN đợc khuyến khích thành lập các TĐKT mà không có bất kì một hạn chế nào về địa bàn, lĩnh vực và ngành nghề. Đây là mốc cơ bản đánh dấu sự ra đời của các tập đoàn kinh tế tại Trung Quốc. Vào cuối năm 1996, đã có tới 31.000 loại hình tổ chức liên kết doanh nghiệp khác nhau trong các ngành các lĩnh vực. Một thời gian ngắn sau đó, hầu hết đều trở thành các tập đoàn kinh tế. Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp xuất hiện đầu tiên trong lĩnh vực sản xuất sau đó lan các lĩnh vực khác nh nghiên cứu và đổi mới công nghệ, cung cấp nguyên liệu thô, bán sản phẩm, tiếp cận nguồn tín dụng và đầu t các dịch vụ chia sẻ thông tin. Trên cơ sở những lĩnh vực vày, nhiều đơn vị, dù có quan hệ chặt chẽ hay lỏng lẻo đều liên kết với nhau thông qua vốn, sản phẩm, công nghệ chiến lợc phát triển, dịch vụ, thông tin, v.v Việc hình thành sự hợp tác giữa các doanh nghiệp và sau đó là các tập… đoàn kinh tế đã làm giảm đáng kể sự can thiệp của các cơ quan hành chính nhà n- ớc vào hoạt động của các doanh nghiệp, phát triển thị trờng khu vực, và phá vỡ sự xé lẻ theo lĩnh vực của hệ thống kế hoạch hoá.

Giai đoạn 3: Sự hình thành các tập đoàn kinh tế.

Tuy nhiên, chính sách sau đó đã không cho phép việc sáp nhập và mua lại giữa các DNNN. Các doanh nghiệp có thể thiết lập hợp tác chiến lợc nhng không đợc phép tái cơ cấu để tận dụng những lợi thế của việc liên kết. Để giải quyết vấn đề này, Uỷ ban cải cách cơ cấu nhà nớc và Uỷ ban kinh tế nhà nớc đã đề xuất tiếp tục thúc đẩy hình thành các tập đoàn kinh tế dựa trên hợp tác doanh nghiệp qua

“Đề xuất thành lập và phát triển các tập đoàn kinh tế ” vào tháng 12/1987, bao gồm các đề xuất sau:

Thứ nhất: Lý do thúc đẩy hình thành các TĐKT là để thống nhất thị trờng

bị phân tách, cải cách các DNNN đã tự đảm bảo cho hoạt động của mình, tái cơ cấu các ngành, thúc đẩy sự hợp tác giữa các doanh nghiệp cùng với quá trình chuyên môn hoá, tận dụng những lợi thế kinh tế nhờ quy mô và phân bổ các nguồn lực một cách có hiệu quả. Hơn nữa, tập đoàn kinh tế sẽ thúc đẩy sự đổi mới công nghệ và củng cố công nghệ cho các doanh nghiệp, và do đó sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Thứ hai: Các nguyên lý cho việc hình thành các tập đoàn kinh tế là cùng có

lợi, tự do tham gia và rút khỏi, và chống lại độc quyền trong hoạt động.

Thứ ba: Những đòi hỏi cho việc thành lập các tập đoàn kinh tế là rõ ràng.

Với cấu trúc doanh nghiệp có cấp độ, tập đoàn kinh tế đợc phép thống nhất quản lý trong đầu t, tài sản, các chiến lợc kinh doanh và marketing. Đồng thời TĐKT cũng khai thác đợc khả năng thành lập các công ty cổ phần, tách rời sở hữu với quản lý.

Thứ t: Các chính sách đặc biệt thúc đẩy sự hình thành các TĐKT cũng đợc

đa ra. Tập đoàn kinh tế cần có tự chủ trong quản lý, quyền định giá, quyền quyết định bán ở đâu, đầu t vào đâu, và sản xuất cái gì, quyền xuất khẩu sản phẩm và nhập công nghệ nớc ngoài. Hầu hết các quyền kiểm soát do các cơ quan hành chính nhà nớc nắm giữ phải đợc chuyển giao sang cho lãnh đạo của các tập đoàn kinh tế.

“Đề xuất thành lập và phát triển tập đoàn kinh tế” dẫn đến làn sóng phát triển đầu tiên của các TĐKT . Vào cuối năm 1989, Trung Quốc đã có 1.630 tập đoàn kinh tế đăng ký thành lập. Tuy nhiên hầu hết đều là các tập đoàn kinh tế hình thành một cách lỏng lẻo, và vẫn chịu sự can thiệp lớn của chính phủ.

Giai đoạn 4: Chính thức hoá các tập đoàn kinh tế.

Để thúc đẩy sự phát triển của tập đoàn kinh tế, Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn “Đề án thí điểm tập đoàn kinh tế” vào tháng 12/1991. Mục tiêu chủ yếu của việc thí điểm là xác định những mô hình hiệu quả cho TĐKT, cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách để đa ra các chính sách thuận lợi cho TĐKT và thúc đẩy mạnh hơn sự phát triển của các TĐKT.

Các biện pháp cụ thể về việc xây dựng các TĐKT cũng đợc đa ra. Những biện pháp này mang lại cho doanh nghiệp nhiều quyền kiểm soát hơn. Công ty mẹ (công ty tập đoàn) đợc:

(1) Báo cáo trực tiếp cho cơ quan chính phủ có thẩm quyền về kế hoạch hàng năm và kế hoạch phát triển của mình.

(2) Ký kết các hợp đồng trực tiếp với cơ quan chính phủ đợc chỉ định và sau đó ký hợp đồng phụ với các công ty con hoặc doanh nghiệp thành viên của mình.

(3) Chịu trách nhiệm đối với việc hoàn trả các khoản vay cho các đầu t lớn trong tập đoàn.

(4) Quản lý các hoạt động kinh doanh và thơng mại khác.

(5) Báo cáo tất cả việc mua bán tài sản cho Uỷ ban quản lý và giám sát tài sản của nhà nớc.

(6) Bổ nhiệm lãnh đạo của các công ty thành viên.

Việc kiểm soát công ty mẹ đ ợc đảm bảo thông qua:

+ Thành lập mối quan hệ công ty mẹ – công ty con thông qua đầu t. + Trực tiếp quản lý DNNN thành viên đợc phê duyệt.

Vào năm 1997, thí điểm lần hai đợc bắt đầu với 63 TĐKT khác. Thí điểm lần này tập trung vào vấn đề tiếp cận tín dụng và đầu t vốn ở các TĐKT. Công ty mẹ và công ty con của TĐKT cần phải đợc liên kết chủ yếu trên vốn đầu t. Sự phát triển trong tơng lai của các TĐKT cần phải hớng đến mục tiêu nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, ngoại thơng và trao đổi thông tin. Một cuộc cải cách khác là tách rời DNNN với các cơ quan hành chính của chính phủ. Thay vào đó, chính phủ Trung Quốc đã thành lập Uỷ ban trung ơng các DNNN lớn, là cơ quan trực tiếp giám sát các TĐKT. Từ đó trở đi, sự phát triển của TĐKT chuyển sang một giai đoạn mới.

Giai đoạn 5: Tăng cờng khả năng cạnh tranh quốc tế:

Với việc gia nhập tổ chức thơng mại thế giới Trung Quốc phải đối mặt với sự cạnh tranh quốc tế nhiều hơn. Điều này cũng có thể đợc phản ánh trong chiến l- ợc phát triển của các TĐKT. Các tập đoàn đa quốc gia thành công nh Nokia, Wal Mart, Sony hớng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đi đến kết luận rằng việc phát triển các TĐKT là một cách hiệu quả để đuổi kịp với các tập đoàn khổng lồ đó trong một thời gian ngắn và có thể đây là cách duy nhất mà các doanh nghiệp của Trung Quốc có thể cạnh tranh với các tập đoàn quốc tế. Trong “kế hoạch 5 năm lần thứ mời” Trung Quốc đã đề ra mục tiêu thành lập các TĐKT có tiềm lực to lớn trong đổi mới công nghệ, thơng hiệu, quyền tài sản và cạnh tranh quốc tế mạnh.

Một phần của tài liệu về cải cách DNNN ở Trung Quốc từ 1978 đến nay (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w