Đánh cầu cao nghịch tay

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT CẦU LÔNG (Trang 35 - 69)

10. Kỹ thuật đập cầu:

Đây là kỹ thuật dễ kết thúc một đường cầu. Cấu tạo kỹ thuật này gần giống với kỹ thuật đánh cầu phải cao tay. Khi đập cầu cần chú ý giai đoạn vươn thân, gập thân và gập

nhanh cổ tay về trước. Điểm then chốt của kỹ thuật đập cầu là mặt vợt úp xuống đất. Thời điểm vợt chạm cầu là ở tầm cao nhất và phía trước trục dọc cơ thể khoảng 100 – 120. Nếu người đập cầu đứng gần lưới thì góc độ của vợt so với trục dọc cơ thể lớn hơn 120 (càng gần lưới thì vợt càng úp).

Những vận động viên có đẳng cấp cao thường sử dụng kỹ thuật di chuyển và bật nhảy trên không để đập cầu.

11. Kỹ thuật chặn cầu và bỏ nhỏ: a. Chặn cầu:

Kỹ thuật này được sử dụng khi đối phương đánh cầu sang sân mình với đường cầu lao nhanh. Sử dụng kỹ năng này cần chú ý: ở tư thế chuẩn bị cơ bản, nhanh chóng di chuyển tới hướng cầu đến, đồng thời tạo mặt vợt dựng thẳng hoặc đưa sang ngang (mặt vợt vuông góc với mặt đất). Khi tiếp xúc cầu, VĐV thường lợi dụng lực phản lại của đối phương đánh sang ngang là chính, dùng lực của cẳng tay, cổ tay để đẩy

nhẹ cầu về sân đối phương. Việc điều chỉnh điểm rơi của cầu do góc độ mở của mặt vợt sang trái hoặc phải theo ý đồ chiến thuật của VĐV.

Kỹ thuật chặn cầu thường sử dụng cho VĐV đứng gần lưới trong đánh đôi. Sau khi tiếp xúc cầu xong thi nhanh

b. Bỏ nhỏ:

Bỏ nhỏ cũng là kỹ thuật tấn công đối phương. Kỹ thuật này ít dùng sức, đòi hỏi VĐV phỉa có khả năng quan sát và nắm bắt ý đồ chiến thuật đối phương. Thường sử dụng được cả hai mặt vợt (trái + phải). Đường cầu bỏ nhỏ ngắn, sát lưới và có tốc độ cầu bay chậm.

Kỹ thuật bỏ nhỏ được sử dụng tổng hợp nhiều kỹ thuật đánh cầu khác, đòi hỏi có sự nhanh nhẹn và linh hoạt của khớp cổ tay. Lực phát ra khi bỏ nhỏ chủ yếu là lực cổ tay

trong quá trình điều khiển độ nghiêng của mặt vợt để cho cầu rơi theo một ý đồ chiến thuật. Khi bỏ nhỏ cần chú ý các điểm sau:

+ Tốc độ bay của quả cầu đến nhanh hay chậm. + Góc độ bay của quả cầu đến lớn hay nhỏ.

II. Phương pháp giảng dạy:

Ngoài việc sử dụng các phương pháp chung trong giáo dục thể chất, ở phạm vi hẹp của chương trình này, chúng tôi chỉ giới thiệu trình tự một số bài tập để tiến hành tập luyện từng kỹ thuật đánh cầu cơ bản trong môn cầu lông. Các bài tập hướng dẫn cho người tập luyện được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ ít dùng sức đến dùng sức

nhiều và từ tại chỗ đến di chuyển. 1. Đội hình thị phạm động tác:

Thị phạm động tác đánh cầu có thể không cần dùng sân và lưới cầu lông, nhưng thường là tập hợp người học thành đội hình khối ở ngoài sân và người thầy đứng trong sân phân tích và làm mẫu kỹ thuật động tác.

2. Luyện tập động tác phát cầu:

Thường sử dụng đội hình khối để tập mô phỏng động tác, cự ly và khoảng cách của học viên trong hàng bao giờ cũng rộng hơn một dang tay để người học có tầm quan sát và thoải mái trong quá trình vung vợt. Sau đây là một số bài tập với cầu: + Hai người đối diện nhau thực hiện bài tập: tay trái thả cầu và tay phải vung vợt phát cầu.(Cự ly thực hiện từ 5m – 6m) + Bài tập như trên nhưng cự ly đứng của hai người xa hơn cần chú ý đến cự ly biên độ vung tay cầm vợt nhanh sao cho quả cầu rơi xa có độ chuẩn theo ý muốn.

+ Phát cầu qua lưới: cần chú ý tư thế chuẩn bị và cầu được phát chéo cuối sân.

+ Bài tập như trên nhưng thay đổi góc độ bay của cầu: luân phiên phát quả cầu bay lao dài và cao bổng.

+ Bài tập như trên nhưng có sự thay đổi điểm rơi:Điểm rơi thường ở góc trái cuối sân, góc phải cuối sân và kết hợp với giao cầu ngắn (rơi gần lưới)

Chú ý: Nếu giảng dạy kỹ thuật giao cầu bằng mặt trái của vợt (ngắn) thì cấu tạo bài tập cơ bản cũng giống như các bài tập nêu trên.

+ Rèn luyện nhóm bài tập kết hợp tập giao cầu và đỡ giao cầu theo ý đồ chiến thuật.

3. Luyện tập động tác đánh cầu phải thấp tay: + Mô phỏng động tác đánh cầu phải thấp tay.

+ Hai người đối diện (5m – 8m) đánh cầu qua lại dưới thấp tay bên phải.

+ Như bài tập trên nhưng cự ly kéo dài dần 10m, 12m, 13m. Nếu trong sân thì đứng sát đường biên cuối sân.

+ Một người phát cầu vào nhiều điểm khác nhau ở bên phải cho người tập đỡ cầu bằng kỹ thuật đánh cầu thấp tay bên phải.

+ Hai người một quả cầu, một tập đập cầu cho người kia

phòng thủ bên phải. Yêu cầu người phòng thủ đánh cầu bổng và cao ở giữa sân để người kia tiếp tục đập cầu.

4. Luyện tập đánh cầu trái thấp tay:

Các bài tập bên trái bao giờ cũng được học sau các bài tập bên phải. Sau khi tập động tác bên phải trong một thời gian ngắn thì tiến hành tập động tác bên trái, và sau đó tiến hành tập song song hai động tác. Các bài tập này được thực hiện gần giống như bài tập bên phải.

•Mô phỏng động tác kỹ thuật

• Một người tung cầu cho người kia tập đỡ cầu thấp bên trái.

• Hai người một quả cầu đứng cách nhau từ 5m – 8m đánh cầu qua lại với nhau bằng KT trái thấp tay.

•Vẫn như trên nhưng kéo dài cự ly 8m – 12m.

•Hai người một quả cầu đối diện nhau, một người đập cầu cho người kia phòng thủ (trái thấp tay)

• Bài tập như trên nhưng phòng thủ cả bên trái và bên phải.

• Kết hợp với các kỹ thuật khác.

5. Luyện tập động tác đánh cầu phải trên cao:

•Mô phỏng kỹ thuật động tác.

• Hai người một quả cầu, một người đánh cầu bằng KT phải + trái thấp tay và người kia tập đánh cầu phải cao tay.

• Hai người đứng đối diện nhau 8m đánh cao tay qua lại liên tục.

• Bài tập như trên nhưng người kia bật nhảy đánh cầu trên cao.

•Bài tập như trên nhưng cự ly được kéo xa hơn.

• Kết hợp đánh cầu trên cao với các kỹ thuật khác. 6. Luyện tập động tác đánh cầu trái trên cao:

Trình tự tương tự như tập đánh cầu phải trên cao:

•Mô phỏng kỹ thuật động tác.

• Một người giao cầu chuẩn bên trái cho người kia thực hiện đánh cầu trên cao.

• Hai người một cầu, một người phòng thủ cho người kia đánh cầu trái cao tay.

• Bài tập như trên nhưng kết hợp bật nhảy.

• Một người phòng thủ cho người kia đánh cầu phải và trái cao tay.

7. Luyện tập kỹ thuật đập cầu:

•Mô phỏng KT động tác.

• Hai người một quả cầu, một người lốp cầu cho người kia đập cầu. (Yêu cầu số lần càng nhiều càng tốt)

• Một người phát cầu cao gần lưới cho người kia thực hiện đập cầu.

• BT như trên nhưng cự ly được kéo ra xa dần. Nếu trong sân thì người dập được di chuyển xa dần đến cuối sân.

• BT như trên nhưng cự ly gần, người đập bật nhảy đập cầu.

• Một người phòng thủ cho người kia đập cầu: Nếu cầu bổng gần lưới thì không bật nhảy đập cầu, còn nếu cầu xa lưới thì buộc phải bật nhảy đập cầu.

8. Luyện tập kỹ thuật bỏ nhỏ:

Sau khi tập luyện các kỹ thuật nêu trên được thành thạo thì tiến hành tập luyện kỹ thuật này.

•Lúc đầu 2 người đối diện nhau khoảng từ 3.5m – 4m bỏ nhỏ qua lại. Chú ý bài tập này phải được tiến hành tập từ không có lưới cho đến có lưới.

• Một người tung cầu ở nhiều điểm khác nhau cho người kia thực hiện bỏ nhỏ. Chú ý quả cầu phục vụ từ chậm đến nhanh dần.

• Một người chặn cầu cho người kia bỏ nhỏ.

Chú ý: Các BT lúc đầu thường tại chỗ sau đó di chuyển đến điểm bỏ nhỏ. Cự ly di chuyển càng dài càng tốt.

9. Luyện tập kỹ thuật tạt cầu: Nguyên tắc:

•Phản xạ nhanh để đánh đáp trả các đường cầu với mặt vợt vuông góc với mặt đất.

• Kỹ thuật này thường được trang bị sau cùng so với các kỹ

thuật đánh cầu khác. Tạt cầu thường huấn luyện trong thi đấu đôi.

10. Các đội hình cơ bản để giảng dạy kỹ thuật cầu lông:

Đối với học sinh phổ thông thường có sĩ số lớp từ 40 học sinh trở lên, vì thế người thầy cần chú ý đến đội hình tập

luyện sao cho mật độ luyện tâp càng cao càng tốt, đồng thời hết sức tránh các trường hợp chấn thương có thể xảy ra. Sau đây là một số đội hình thường được sử dụng giảng dạy từng kỹ thuật cầu lông:

a. Đội hình thị phạm: thường là đội hình khối.

* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *

b. Đội hình giảng dạy di chuyển:

Thường sử dụng đội hình khối, khoảng cách của người tập là một sãi tay cọng với vợt. Cần thống nhất trước về

hướng di chuyển trái + phải, trước + sau. Học sinh phải thực hiện theo tín hiệu chung của giáo viên.

Chú ý: dù học sinh cầm vợt thuận tay trái hay phải nhưng cũng phải thực hiện theo cùng một hướng của giáo viên.

Nếu người thầy không thống nhất hướng di chuyển thì sắp xếp các học sinh thuận tay trái thành một hàng ngang và tốt nhất là xếp ở hàng sau cùng của đội hình tập.

c.Đội hình giảng dạy đánh cầu: thấp tay và cao tay.

Thường cho học sinh có khoảng cách hàng ngang từ 2,5 mét đến 3 mét. Như vậy trên một sân cầu lông thường có 4 HS tập luyện. Nếu sân có khoảng rộng lớn thì tổ chức thành 2 nhóm, mỗi nhóm là 2 hàng ngang. Tuy nhiên phải đảm bảo khoảng cách giữa 2 nhóm thường bằng cự ly đánh cầu qua lại theo từng giáo án tập luyện.

8 mét

c.Đội hình giảng dạy phát cầu cao sâu.

Như đội hình đánh cầu qua lại, tuy nhiên cần phải chú ý thực hiện phát cầu đồng loạt theo tín hiệu của thầy giáo. Trường hợp sân tập hẹp hơn thì tổ chức đội hình khối theo hình thức hàng chẵn và lẻ đối diện nhau và thực hiện phát đồng loạt theo từng nhóm

Nhóm 1 Hàng 1

d.Đội hình giảng dạy kỹ thuật phát cầu gần và bỏ nhỏ.

Ngay từ đầu cho HS đứng cách nhau 4 mét thực hiện các bài tập. Khoảng cách hàng ngang 1,5 đến 2 mét. Có thể sử dụng nhiều dây để tất cả HS cùng một lúc tham gia tập luyện.

4 mét

đ.Đội hình kết hợp giảng dạy 2 kỹ thuật một lúc.

Cùng một thời gian thực hiệàn nội dung phát cầu ngắn với phát cầu dài; hoặc đánh cầu cao tay với bỏ nhỏ…Cách thực hiện là cho HS đếm số 1 và 2 sau khi đã giãn hàng như các nội dung trước. Sau đó quy định cho HS ứng với số nào học nhiệm vụ gì. Sau khi hết thời gian thì đổi bằng cách cho HS tiến lên và lùi vềtiến lên và lùi về…

số 1

Số 2

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT CẦU LÔNG (Trang 35 - 69)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(78 trang)