Đánh giá khái quát về thực trạng tổ chức kế toán ở Tổng công ty

Một phần của tài liệu Công tác tổ chức bô máy kế toán tại tổng công ty giấy Việt Nam (Trang 59 - 61)

IV. Đánh giá và kiến nghị

1. Đánh giá khái quát về thực trạng tổ chức kế toán ở Tổng công ty

Qua quá trình nghiên cứu, khảo sát tình hìnhthực tế tổ chức công tác kế toán tại TCTy Giấy nói chung và thực trạng tổ chức kế toán, tình hình quản lý sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu nói riêng, trong giới hạn khả năng nghiên cứu, xin trình bày một số nhận xét sau.

1.1. Những thành tựu đạt đợc

+ Tổng Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức công tác kế toán một cách khoa học, hợp lý, đảm bảo đợc những yêu cầu của công tác kế toán. Tổng công ty đã sớm tiếp cận với khoa học kỹ thuật, đa máy tính vào phục vụ công tác kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, trình độ phân công quản lý mang lại hiệu quả cao, đáp ứng đợc yêu cầu quản lý.

+ Trong điều kiện chế độ tài chính, chế độ kế toán có sự thay đổi, đặc biệt là việc sửa đổi bổ xung chế độ quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nớc nh hiện nay, Tổng công ty đã triển khai thực hiện chế độ có kết quả tốt. Tổng công ty cũng đã chú trọng công tác tập huấn, hớng dẫn, bồi dỡng việc thi hành chế độ mới cho bộ máy kế toán nhằm thực hiện tốt chế độ Nhà nớc ban hành. Bên cạnh đó, công tác bồi dỡng nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao trình độ quản lý cũng nh trình đọ tiếp cậnkhoa học kỹ thuật đợc coi trọng và triển khai tốt.

+ Việc tổ chức công tác hạch toán ban đầu từ khâu lập chứng từ, cập nhật chứng từ ban đầu đến lập báo cáo tài chính đợc Tổng công ty triển khai tơng đối hợp lý, khoa học vừa đảm bảo tính tuân thủ theo chế độ Nhà nớc ban hành vừa thể hiện tính phù hợp với điều kiện, đặc điểm, quy mô hoạt độngổan xuất kinh doanh của Tổng công ty. Điều đó thể hiện tính linh hoạt góp phần tạo điều kiện quản lý và sử dụng tốt, có hiệu quả nguồn vốn và các quỹ của Tổng công ty vừa bảo toàn vốn vừa nâng cao chất lợng hiệu quả kinh doanh.

+ Mọi thành viên trong bộ máy kế toán Tổng công ty đều thấy đợc trách nhiệm chức năng và không ngừng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn để xây dựng bộ máy kế toán thực sự có hiệu quả.

1.2. Những tồn tại và hạn chế cần giải quyết:

Bên cạnh những mặt làm đợc kể trên, tổ chức kế toán và việc quản lý sử dụng vốn ở TCTy Giấy còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế nh sau:

+ Chơng trình kế toán trên máy đợc thiết kế theo hai hệ thống hạch toán là: Hệ thống các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ và hệ thống các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng VNĐ, nên giữa hai hệ thống này không thống nhất đợc ph- ơng pháp hạch toán. Điều này dẫn đến sự khác nhau trong việc xác định chênh lệch tỷ giá (TK413). Cụ thể là:

- Hệ thống hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ hạch toán theo tỷ giá hạch toán trên cơ sở tổng hợp số d tài khoản từng loại ngoại tệ trên Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản theo hệ thống hạch toán này.

- Hệ thống hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng VNĐ đợc hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ theo tỷ giá thực tế công bố tại thời điểm phát sinh các nghiệp vụ.

Việc này dẫn đến số liệu tổng hợp của sổ cái TK413 giữa hai hệ thống là khác nhau, làm cho số liệu tổng hợp trên Bảng cân đối kế toán cha đợc chính xác và việc quản lý nguồn vốn chênh lệch tỷ giá còn gặp nhiều khó khăn.

+ Việc phân công lao động cha đợc hợp lý. Ví dụ: toàn bộ công việc tổng hợp kế toán nguồn vốn chủ sở hữu do kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm. Nh vậy đến cuối kỳ, cuối niên độ kế toán công việc rất nhiều, ảnh hởng tới tính kịp thời của báo cáo tài chính khi các đối tợng sử dụng thông tin có yêu cầu.

Một phần của tài liệu Công tác tổ chức bô máy kế toán tại tổng công ty giấy Việt Nam (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w