- Tăng cường chức năng kiểm soát, kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước 5
2.2. 7 Xử lý các trường hợp đầu tư không đúng quy định một cách thích đáng 58
phát triển mạng lưới; mở thêm các tiện ích ngân hàng và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tạo khách hàng có cảm giác muốn được hưởng các tiện ích của ngân hàng, từ đó thu hút được nguồn vốn, đặc biệt là cac nguồn vốn rẻ tiền như gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn…
- Cần có chính sách lãi suất thích hợp để khuyến khích được khách hàng gửi tiền vào ngân hàng.
- Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn như mở rộng mở tài khoản
cá nhân, trả lương qua tài khoản, mở tài khoản ATM…
2.2.7 Xử lý các trường hợp đầu tư không đúng quy định một cách thích đáng đáng
Các Ngân hàng Thương mại phải rà soát lại toàn bộ những trường hợp đã hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần để phân loại xử lý theo hướng sau:
- 59 -
- Các trường hợp hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần chưa thực hiện đúng quy định:
+ Những trường hợp hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần vượt tỷ lệ 10% vốn doanh nghiệp (trừ trường hợp góp vốn thành lập Ngân hàng liên doanh với Ngân hàng nước ngoài): cần phải tìm mọi biện pháp để chuyển nhượng phần vốn góp liên doanh hoặc chuyển nhượng cổ phần để đảm bảo tỷ lệ góp vốn theo quy định hiện hành.
+ Các Ngân hàng quốc doanh có tổng số các khoản hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần vượt quá mức giới hạn 50% vốn tự có và quỹ dự trữ và các Ngân hàng Thương mại cổ phần có tổng số các khoản hùn vốn, liên doanh, mua cổ phiếu vượt quá 20% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: cần tìm biện pháp tăng vốn tự có hoặc chuyển nhượng phần vốn góp liên doanh, chuyển nhượng cổ phần để đảm bảo chấp hành đúng giới hạn quy định. Trong khi chưa rút được tỷ lệ xuống dưới mức quy định thì không được tiếp tục thực hiện nghiệp vụ dầu tư này.
+ Những trường hợp hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần của các NHQD chưa thực hiện đầy đủ thủ tục và hồ sơ pháp lý: cần phải có văn bản xin ý kiến chấp thuận của NHNN, đồng thời báo cáo cơ quan tài chính Nhà nước theo đúng quy định tại khoản 2, Điều 10 của Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với Doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ.
Những trường hợp hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần của các NHTM cổ phần chưa thực hiện đầy đủ thủ tục và hồ sơ pháp lý phải chấp hành nghiêm túc các quy định tại các Điều 6, 7, 8 và 9 của Quy chế cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và
- 60 -
vốn điều lệ của các TCTD cổ phần ban hành kèm theo Quyết định số 275/QĐ- NH5 ngày 7/11/1994 của Thống đốc NHNN.
+ Những trường hợp hạch toán không đúng tính chất hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần: cần hạch toán lại để đảm bảo đúng thực chất và có biện pháp xử lý cho phù hợp.
+ Những trường hợp hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần xét thấy không có hiệu quả: cần có biện pháp chuyển nhượng phần vốn góp liên doanh hoặc chuyển nhượng cổ phẩn để thu hồi vốn.
+ Những trường hợp chưa cử người đại diện cổ đông hoặc người tham gia quản lý Doanh nghiệp có vốn góp: cần chọn và cử người có đủ năng lực quản lý để tham gia vào các đối tác đã hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần; có biện pháp đồng bộ để củng cố, tăng cường sự giám sát, quản lý hoặc theo dõi đối với hoạt động của các đơn vị này.
- Những trường hợp hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần đã thực hiện đúng theo quy định hiện hành:
Cần chấp hành nghiêm túc việc cử người đại diện cổ đông hoặc người tham gia quản lý phần vốn góp và có biện pháp tăng cường sự giám sát, quản lý hoặc theo dõi đối với hoạt động của đơn vị có vốn góp nhằm nâng cao hiệu quả của phần vốn góp.
- Các NHTM cần nghiêm túc chấp hành các biện pháp chấn chỉnh nói trên và báo cáo kết quả thực hiện gửi Ngân hàng Nhà nước trước ngày 31/8/1997 (các NHTM cổ phần gửi báo cáo về chi nhánh NHNN trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố để tổng hợp báo cáo về NHNN Trung ương. Các NHQD gửi báo cáo về
- 61 -
NHNN Trung ương: Thanh tra NHNN và Vụ các Định chế tài chính). Những trường hợp có khó khăn, vướng mắc cần báo cáo thực trạng hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần, những công việc đã triển khai chấn chỉnh, lý do không xử lý được, các kiến nghị, đề xuất để NHNN nghiên cứu, chỉ đạo tiếp tục xử lý.