Với việc kê khai nộp thuế

Một phần của tài liệu Một số đề xuất hoàn thiện Luật thuế GTGT tại Việt Nam. (Trang 77 - 84)

II. Một số đề xuất hoàn thiện Luật thuế GTGT

7. Với việc kê khai nộp thuế

Để đơn giản thủ tục kê khai, nộp thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, đề nghị sửa đổi quy định về kê khai nôp thuế cho các doanh nghiệp có nhiều cơ sở hạch toán phụ thuộc ở các địa phương không tính đủ được Thuế GTGT đầu vào, Thuế GTGT đầu ra, thực hiện kê khai nộp thuế tại trung tâm văn phòng trụ sở chính.

8. Về hoàn thuế

Bỏ quy định hoàn thuế GTGT cho các dự án sử dụng vốn ODA tạo sự công băng giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Đối với hàng hoá xuất khẩu tiểu nghạch kiên quyết không hoàn thuế cho hàng hoá không đủ giáy tờ chứng thực việc thực xuất. Sử phạt thật nặng những hành vi lợi dụng sơ hở lập hồ sơ xin hoàn thuế rút tiền của Nhà nướgiá tính thuế.

9. Về chế tài

Chế tài ở đay cần được hiểu là những biện pháp ngăn ngừa và sử lý với nhưng vi phạm Luật thuế GTGT đặc biệt là hành vi vi phạm các quy định về chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ là hành vi gây thiệt hại nhiều nhất đối với NSNN

Trên thực tế, trốn thuế là hiện tượng xảy ra thường xuyên, việc kiểm tra phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm đã gặp những khó khăn nhất định. Vì vậy, để đảm bảo việc thi hành đúng pháp luật, đồng thời tạo thuận lợi cho việc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực thuế, cần thiết phải quy định cụ thể các hành vi trốn thuế làm căn cứ pháp lý thống nhất và rõ ràng cho việc xử lý các hành vi vi phạm.

Chúng ta có thể quy định hành vi trốn thuế giá trị gia tăng do vi phạm về hoá đơn chứng từ kèm theo việc ghi chếp sổ sách kế toán như sau:

a/ Xuất phát từ bản chất của hành vi trốn thuế và các văn bản pháp luật hiện hành về thuế cùng các văn bản khác có liên quan, trốn thuế có thể được hiểu là:

Các hành vi của đối tượng nộp thuế vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực thuế; các quy định của pháp luật về chế độ hoá đơn, chứng từ và kế toán của Nhà nước, nhằm làm giảm một phần hay toàn bộ số thuế phải nộp hoặc để hưởng lợi từ việc hoàn thuế.

Trong khái niệm trên, có 4 nội dung chính cần được nhấn mạnh là: - Trốn thuế phải là một hành vi vi phạm pháp luật.

- Chủ thể của hành vi trốn thuế phải là đối tượng nộp thuế. Trường hợp công chức, cá nhân khác có liên quan đến việc trốn thuế thì sẽ bị xử lý theo các quy định của pháp luật hiện hành có điều chỉnh các đối tượng này (ví dụ như Pháp lệnh công chức).

- Phạm vi điều chỉnh phải bao quát hết các hành vi vi phạm về chế độ hoá đơn, chứng từ và kế toán của Nhà nước gắn với mục đích của hành vi trốn thuế.

- Mục đích của hành vi trốn thuế là nhằm thu lợi từ việc thực hiện hành vi đó.

b/ Theo khái niệm trên, đối tượng nộp thuế có các hành vi sau đây thì bị coi là trốn thuế giá trị gia tăng thông qua vi phạm quy định quản lý, sử dụngn hoá đơn bán hàng:

1. Lập hoá đơn, chứng từ không đúng với hoạt động thực tế làm sai lệch căn cứ tính thuế theo quy định của từng loại thuế.

2. Để ngoài sổ sách kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tạo các bút toán không có thực liên quan đến việc xác định số thuế theo quy định của từng loại thuế.

3. Lập hồ sơ, hoá đơn chứng từ, sổ sách kế toán giả làm sai lệnh căn cứ xác định số thuế theo quy định của từng loại thuế hoặc để được hưởng một trong các quyền lợi: khấu trừ thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế.

4. Bán hàng hoá, dịch vụ không có hoá đơn hợp pháp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

5. Làm mất hoá đơn mà không khai báo với cơ quan có trách nhiệm.

Về hình thức văn bản pháp quy, việc quy định các hành vi trốn thuế và mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm này là thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Mặt khác, tại Nghị định số 22/CP ngày 17/4/1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế cũng đã quy định mức xử phạt đối với hành vi trốn thuế. Do vậy, nếu ban hành một Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 22/ CP sẽ thuận lợi hơn việc ban hành một Nghị định mới thay thế. Hơn nữa, Nghị định số 22 như đã phân tích ở trên chưa mang tính tương thích pháp lý với Luật thuế giá trị gia tăng nên nội dung sửa đổi, câu chữ phải được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo tính đồng bộ giữa các văn bản pháp quy.

Mặt khác, chúng ta cần phải nêu rõ ranh giới giữa vi phạm hành chính và trách nhiệm hình sự. Nội dung chế tài nêu trong Nghị định số 22/CP mang tính chất tương đối toàn diện và chi tiết hoá các Điều khoản chế tàI trong các Luật, Pháp lệnh thuế hiện hành. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở mức độ xử phạt vi phạm hành chính, nhiều trường hợp không thể cho đối tượng trốn thuế ý thức được hành vi vi phạm của mình. Điều cần khẳng định là một khi đã trốn thuế, đối tượng vi phạm đã “ăn cắp” (nhiều trường hợp có thể gọi là “cướp”) tiền của Nhà nước, của toàn dân. Nếu ngoài đường, một tên ăn cắp 10 triệu đồng mà bị bắt có thể bị phạt tù giam, nhưng một doanh nghiệp trốn thuế tới cả trăm triệu đồng thì những kẻ liên đới chỉ chịu phạt moọt khoản tiền, hiếm khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Vì vậy, trốn lậu thuế ở mức độ nào được coi là thuộc diện truy cứu trách nhiệm hình sự phải được đưa vào quy định cự thể. Nhưng điều đáng nói cho dù

trốn thuế ở mức độ nào, nhưng với một số hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng hoá đơn chứng từ và ghi chép sổ sách kế toán phải được chuyển sang diện truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:

1. Lập hoá đơn, chứng từ không đúng với hoạt động thực tế làm sai lệch căn cứ tính thuế theo quy định của từng loại thuế;

2. Để ngoài sổ sách kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tạo các bút toán không có thực liên quan đến việc xác định số thuế theo quy định của từng loại thuế.

3. Lập hồ sơ, hoá đơn chứng từ, sổ sách kế toán giả làm sai lệnh căn cứ xác định số thuế theo quy định của từng loại thuế hoặc để được hưởng một trong các quyền lợi: khấu trừ thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế.

Hiển nhiên, việc xem xét, quyết định phải căn cứ vào các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ. Nhưng sự công bằng cần được giải quyết triệt để. Nếu một tên ăn cắp 10 triệu đồng bị bắt phải hoàn trả lại số tiền ăn cắp và chịu phạt tù 1 năm thì một kẻ trốn thuế với số lượng tương đương thông qua một trong ba hành vi trên, ngoài việc truy thu thuế, cũng phải chịu phạt từ một năm. Pháp luật hiện hành chưa đảm bảo được điều đó.

Nhìn chung, việc cụ thể hoá các hành vi vi phạm chế độ hoá đơn, chứng đi kèm với ghi chép sai sổ sách kế toán là căn cứ xác đáng để các cơ quan chức năng đưa ra các quyết định hành chính của mình. Vấn đề quan trọng hơn cả là cần có các mức xử phạt thật nặng, kể cả việc phá sản doanh nghiệp, để làm điều răn trước cho những kể khác có âm mưu tương tự. Cần thiết hơn nữa, truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ đảm bảo việc thi hành Luật thuế giá trị gia tăng được đầy đủ, đạt hiệu quả tối đa.

Tóm tắt : Trong chương này ta đã nghiên cứu một số hướng hoàn thiên Luật thuế GTGT, tính khả thi của những đề xuất trên là có cơ sở vì phần lớn

những đề xuất đều nhằm khắc phục những thiếu sót, hạn chế của Luật thuế GTGT đã được trình bày ở chương II.

KẾT LUẬN

Chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã và đang giành được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, tạo tiền đề cho việc thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Hệ thống thuế có sự đóng góp không nhỏ vào những thành tựu to lớn đó. Bởi vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới việc sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách thuế để không ngừng phát huy vai trò tích cực của công cụ thuế đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

Luật Thuế GTGT đã dần từng bước khẳng định được chỗ đứng là một sắc thuế tiến bộ công bằng, là công cụ điều tiết vĩ mô, là khoản thu ngân sách đáng kể của Nhà nước. Tuy còn một số bất cập không thể tránh khỏi trong việc đưa ra áp dụng một chính sách thuế mới có tác động rộng rãi đến tất cả các thành phần kinh tế từ các doanh nghiệp lớn của Nhà nước đến các hộ sản xuất cá thể, nhưng tin rằng với những nghiên cứu và sửa đổi Luật thuế GTGT của Chính phủ, Luật

thuế GTGT sẽ ngày càng hòan thiện và thể hiện rõ vai trò của một sắc thuế tiến bộ trong một nền kinh tế đang từng bước đi lên.

Chuyên đề “Thuế Giá trị gia tăng, những hạn chế và một số biện pháp hoàn thiện Luật thuế GTGT ở Việt Nam” là một nghiên cứu còn nhiều sai sót cả về mặt nhận thức cũng như tính thực tế do những hạn chế về khả năng áp dụng kiến thức giải quyết những vấn đề xã hội to lớn như hoàn thiện chính sách thuế GTGT nhưng em cũng mong rằng nghiên cứu cuối cùng trên ghế nhà trường này sẽ là một sự bắt đầu cho việc tiếp cận thực tế sinh động ngoài xã hội mà sách vở sẽ không thể truyền tải đủ.

Hà Nội, tháng 5 năm 2002.

Stt Nước Đối tượng không chịu Thuế GTGT

1 Philippin - Sản phẩm nông nghiệp hoặc thuỷ sản, gia cầm, phân bón, thuốc trừ sâu, hạt giống; Sản phẩm dầu mỏ hoặc NVLthô để sản xuất dầu lửa đã chịu thuế TTĐB; ấn phẩm, sách, báo, tạp chí; NK tầu chở khách trên 10.000 tấn; NK đồ dùng cá nhân của công dân Philippin trở về hoặc người nước ngoài sang định cư ở Philippin nếu những đồ dùnh này được miễn thuế nhập khẩu; Dịch vụ y tế, giáo dục, biểu diễn, thể thao,...Thuê bất động sản; Xuất khẩu các đối tượng không đăng ký Thuế GTGT

2 Thái Lan - Doanh thu nhỏ hơn 600.000 bạt/năm; Sản phẩm nông nghiệp chưa chế biến, đầu vào sản xuất nông nghiệp; Báo, tạp chí, sách giá khoa; Dịch vụ giáo dục, văn hoá, y tế, lật sư, kiểm toán, nghiên cứu, giải trí, thư viện, bảo tàng,...Vận tải trong nước, vân tỉa quốc tế không kể máy bay, tàu thuỷ; Cho thue bất động sản; Hàng hoá, dịch vụ cung cấp vì mục đích tôn giáo, từ thiện; Hàng hoá được miễn thuế nhập khẩu.

3 Singapor e

- Bán, cho thuê, đi thuê nhà ở; Bảo hiểm nhân thọ và tất cả các hình thức tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm.Phần lớn các dịch vụ tài chính, ngân hàng...

4 Trung Quốc

- Sản phẩm nông nghiệp thô do cá nhân và hộ sản xuất NN bán ; Thiết bị NK cho dự án ĐTNN hoặc đầu tư trong nước được chính phủ khuyến khích; Thuốc và đồ dùng tránh thai; Sách cổ mua của dân chúng; Thiết bị và đồ dùng NK để nghiên cứu và giá dục; NVL và thiết bị NK là quà tặng của Chính phủ nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế; Hàng hoá do các tổ chức hoặc sử dụng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ tổ chức người tàn tật;

5 Hàn Quốc

- Hàng hoá, dịch vụ thiết yếu (nước, than, sản phẩm NN, vận tải, công nhiệp,...); Các dịch vụ phúc lợi xã hội (y tế, giáo dục...); Hàng hoá, dịch vụ liên quan đến văn hoá (sách báo, đồ cổ..); Dịch vụ cá nhân tương tự như lao động (ca sĩ, diễn viên, nhà văn, dịch vụ nghiên cứu, dịch vụ tin học...); Các hàng hoá, dịch vụ khác (tem, hàng hoá, dịch vụ do các tổ chức tôn giáo, từ thiện cung cấp. 6 Thuỵ

Điển

- Dịch vụ y tế, giải trí, nhà dưỡng lão, giáo dục, thể dục thể thao, hoạt động văn hoá như thư viện, bảo tàng, viết văn, soạn nhạc và hoạt động nghệ thuật khác; Quản lý, cho thuê TSCĐ, cung cấp khí đốt,nhiệt điện, kinh doanh bất động sản, bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, xổ số, bưu điện, tang lễ, xe buýt

7 Pháp - Giáo dục, y tế, các hiệp hội kinh doanh vì mục đích phi lợi nhuận, vận tải công cộng do các công ty nhà nước đảm nhiệm...; Các hoạt động về ngân hàng, bảo hiểm được miễn Thuế GTGT nhưng phải nộp thuế theo tỷ lệ % trên doanh thu thu được từ việc cung cấp dịch vụ, tỷ lệ này thấp hơn thuế suất Thuế GTGT Những quan hệ kinh tế mang đậm tính dân sự như cho thuê nhà.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Thuế - Đại học Kinh tế quốc dân Thành phố Hồ Chí Minh 2. Hệ thống hoá các văn bản Luật thuế GTGT - Bộ Tài Chính 2001 3. Dự báo một số tác động có thể phát sinh khi áp dụng Thuế GTGT và

những giải pháp (Tài liệuhội thảo tại Hà Nội về Thuế GTGT ngày 15-16/12/1998

4. Dự thảo tờ trình Chính phủ đề án sửa đổi bổ sung Luật thuế GTGT (tháng 3/2001)

5. Báo cáo tổng kết quá trình triển khai thực hiện các luật thuế mới

(tài liệu họp ban chỉ đạo triển khai các luật thuế mới 24-25/4/2000 tại Ha Nội)

6. Website : www.worldbank.org.vn

7. Website : http://www.ccra-adrc.gc.ca/tax/individuals

8. Tạp chí Thuế Nhà nước tháng 2-2002 9. Tạp chí Tài chính tháng 5/2001

Một phần của tài liệu Một số đề xuất hoàn thiện Luật thuế GTGT tại Việt Nam. (Trang 77 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w